Xuất khẩu thủy sản trên đà tăng trưởng
Trái ngược với tình trạng giá trị xuất khẩu giảm trong năm 2020, mặt hàng thủy sản đã có sự đảo chiều ngoạn mục với sự tăng trưởng khá mạnh. Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 1/2021 ước đạt 600 triệu USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Tôm là mặt hàng thủy sản xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2020 đạt 3,7 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2019. Xuất khẩu tôm Việt Nam tiếp tục thuận lợi khi nhu cầu tôm trên thế giới đang tăng lên trong khi nhiều nước sản xuất vẫn đang gặp khó khăn vì COVID-19. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đã linh hoạt chuyển hướng thị trường, tận dụng thời cơ vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA), nhờ đó, giá trị xuất khẩu sang một trường lớn tăng trưởng dương khả quan như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Anh.
Theo dự báo từ các chuyên gia, giá tôm trên thị trường thế giới sẽ còn tăng trong nửa đầu năm 2021. Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), Việt Nam là nước xuất khẩu tôm lớn của thế giới. Trong năm 2021, xuất khẩu tôm có thể tăng 15% so với năm 2020, kim ngạch xuất khẩu có thể đạt trên 4 tỷ USD. Việc tham gia các FTA sẽ tạo điều kiện cho xuất khẩu tôm của Việt Nam được thuận lợi hơn. Để xuất khẩu được thuận lợi, các doanh nghiệp cần lưu ý các thủ tục hưởng ưu đãi thuế từ các FTA giúp tăng sự cạnh tranh về giá đối với tôm của những nước khác như Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia.
Với thị trường Mỹ, trong thời gian tới, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới Mỹ được dự báo sẽ tăng mạnh do nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản của Mỹ tăng và hai sản phẩm chủ lực của Việt Nam là cá tra và tôm có mức giá phù hợp với đa số người tiêu dùng.
Còn tại thị trường Trung Quốc, trong năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường này chỉ tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ năm 2020. Nguyên nhân do Trung Quốc siết chặt kiểm soát hàng thủy sản nhập khẩu về chất lượng, kiểm dịch và thủ tục phức tạp hơn sẽ khiến cho hoạt động xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc có thể bị chậm ở một số thời điểm.
Bình luận gần đây