Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang các thị trường chính giảm

Các sản phẩm mực tiếp tục là sản phẩm XK chủ lực của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2018, chiếm 55% tổng giá trị XK, còn lại bạch tuộc chiếm 45%. Trong các nhóm sản phẩm mực, bạch tuộc XK, bạch tuộc khô/muối/tươi sống và đông lạnh (thuộc mã HS03) vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 36%. Tiếp đến là các sản phẩm mực tươi, sống và đông lạnh (HS03), chiếm 30%.

So với cùng kỳ năm 2017, XK các sản phẩm mực giảm, trong khi XK các sản phẩm bạch tuộc tăng. Giá trị XK bạch tuộc chế biến (HS 16) tăng mạnh nhất 51%, tiếp đó mực khô, nướng (HS 03) tăng 40%. XK mực sống/tươi/đông lạnh (HS03) giảm mạnh nhất 17,5%. Như vậy, tính đến nay các sản phẩm mực, bạch tuộc đã qua chế biến XK được nhiều hơn so với các sản phẩm tươi/sống/đông lạnh.

Hàn Quốc

Tháng 7/2018, XK mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc đã giảm 3% so với tháng 7/2017, chỉ đạt 20 triệu USD. Tuy nhiên do tăng trưởng liên tục trong các tháng đầu năm nên tổng giá trị XK sang đây trong 7 tháng đạt hơn 23 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2017. Hàn Quốc tiếp tục là thị trường NK lớn nhất của Việt Nam, chiếm 36,8% tổng giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam đi các thị trường.

Theo ITC, 4 tháng đầu năm nay, Hàn Quốc NK mực, bạch tuộc từ 9 nguồn cung. Sau khi NK sụt giảm mạnh trong năm 2017, NK mực, bạch tuộc vào Hàn Quốc 4 tháng đầu năm 2018 đã tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2017 đạt 109,9 triệu USD. Đây có thể được coi là tín hiệu tốt cho các nhà cung cấp mực, bạch tuộc cho thị trường Hàn Quốc.

Nhật Bản

Sau sự phục hồi trong tháng 6, XK mực, bạch tuộc sang Nhật Bản trong tháng 7 đã giảm 18%, đạt 12 triệu USD, nâng tổng giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Nhật Bản trong 7 tháng đầu năm lên 80 triệu USD, tăng 3,5%.

XK các sản phẩm mực của Việt Nam sang Nhật Bản hiện đã giảm 9% so với cùng kỳ. Trong khi đó, XK các sản phẩm bạch tuộc tăng 34%. Năm nay, tỷ trọng XK các sản phẩm bạch tuộc sang Nhật Bản có xu hướng tăng.

Nhật Bản tiếp tục đứng thứ 2 về NK mực, bạch tuộc của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 22,9%. Thời gian gần đây, kinh tế Nhật Bản đang có xu hướng phục hồi, đồng yên tăng giá khiến nhu cầu NK tăng, tạo thuận lợi cho việc XK mực, bạch tuộc sang thị trường này.

EU

XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang EU trong tháng 7 vẫn rất thấp. Giá trị XK mưc, bạch tuộc chỉ đạt 7 triệu USD, giảm 41% so với tháng 7/2017. Do đó, tỉnh tổng 7 tháng đầu năm nay, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang EU vẫn giảm 27% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 46 triệu USD.

Năm nay, XK các sản phẩm bạch tuộc của Việt Nam sang EU tăng 105%. Trong khi, XK các sản phẩm mực sang khối thị trường này giảm 39%. Do giá trị XK bạch tuộc của Việt Nam sang EU chỉ chiếm gần 30% nên mặc dù XK sản phẩm này tăng vẫn không đủ bù đắp lại lương sụt giảm trong XK mực.

Trong tháng 7, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang 3 thị trường NK lớn nhất trong khối là Italy, Tây ban Nha và Pháp đã có sự phục hồi. Tuy nhiên không đủ bù đắp lại lượng sụt giảm trong những tháng trước đó, nên XK sang Italy và Pháp trong 7 tháng vẫn giảm.

ASEAN

Năm nay, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang ASEAN nhiều biến động. Trong tháng 7, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang thị trường này giảm 12,4%, đạt 6,8 triệu USD. Tuy nhiên nhờ sự tăng trưởng tốt trong những tháng trước đó, nên tổng giá trị XK trong 7 tháng đầu năm vẫn tăng 20% đạt gần 46 triệu USD.

Trong các dòng sản phẩm, mực vẫn là sản phẩm XK chủ lực của Việt Nam sang ASEAN. Giá trị XK các sản phẩm mực của Việt Nam sang khối thị trường này chiếm tới 97,3% tổng giá giá XK mực, bạch tuộc sang đây; các sản phẩm bạch tuộc chỉ chiếm 2,7%. Trong số các sản phẩm mực XK sang ASEAN, sản phẩm mực khô/nướng/sấy ăn liền được ưa chuộng nhất ở thị trường này.

Thái Lan là thị trường NK chính mực, bạch tuộc của Việt Nam trong khối ASEAN. Với tỷ trọng chiếm tới 75% tổng NK mực, bạch tuộc của khối ASEAN. Việt Nam hiện đang là nguồn cung mực, bạch tuộc lớn thứ 2 tại Thái Lan, sau Trung Quốc, chiếm 25% thị phần trong khi Trung Quốc chiếm tới hơn 53%.

Dự báo, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam trong những tháng tới sẽ vẫn tăng nhẹ.

You may also like...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *