Xuất khẩu cua ghẹ sang thị trường EU tăng mạnh

Việt Nam cung cấp chủ yếu sản phẩm cua ghẹ thanh trùng đóng hộp (mã HS 16) sang EU, chiếm tới 88,5% tổng giá trị xuất khẩu cua ghẹ của cả nước sang thị trường này trong năm 2012.

 

Công nhân chế biến ghẹ xuất khẩu. (Ảnh: Thế Thuần/TTXVN)

Tuy nhiên, từ tháng 1 năm nay đã có sự dịch chuyển nhẹ trong cơ cấu sản phẩm cua ghẹ xuất khẩu sang EU so với năm ngoái nên tỷ trọng giá trị xuất khẩu nhóm sản phẩm cua ghẹ đóng hộp giảm còn 66,2%, trong khi nhóm sản phẩm cua ghẹ chế biến khác (mã HS 16) lại tăng khá mạnh từ 5% lên 27,5%. Điều này cho thấy nhu cầu mặt hàng này của người châu Âu năm nay có chút thay đổi so với năm ngoái.

Các chuyên gia ngành thủy sản cho biết, xu hướng tiêu dùng tại thị trường EU ngày càng gia tăng. Hiện nay, hải sản đang là món ăn được ưa thích nhất của người dân tại thị trường này. Tuy nhiên, để thâm nhập vào thị trường này, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ nên để khai thác thành công thị trường này, các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý như cần rõ ràng về giá cả, mẫu hàng, chất lượng, nhãn sản phẩm…

Nhiều doanh nghiệp cho biết, đầu năm đang là thời điểm “khan hàng” cua ghẹ nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Lượng đánh bắt bị hạn chế do ngư dân ít ra khơi vào dịp Tết Nguyên đán đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất của nhà máy. Trong khi nhu cầu tiêu thụ tại một số thị trường truyền thống đang có xu hướng tăng và dự báo giá trị xuất khẩu cua ghẹ sẽ tăng mạnh hơn vào quý 2 và quý 3 tới.

Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu cua ghẹ Việt Nam còn phải cạnh tranh gắt với Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ… Do vậy, để chiếm lĩnh thị trường tiềm năng này, ngành Thủy sản khuyến cáo các doanh nghiệp cần tìm hiểu, nắm bắt rõ nhu cầu của thị trường; đặc biệt, cần nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng tính cạnh tranh.

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *