Việt Nam – Hà Lan tăng cường hợp tác phát triển thủy sản tại ĐBSCL

Theo số liệu thống kê, ngành nuôi trồng thủy sản tại ĐBSCL đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia và nguồn cung thủy sản toàn cầu. Trong đó, sản lượng thủy sản của khu vực này chiếm khoảng 70% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn quốc, hỗ trợ cải thiện sinh kế khu vực nông thôn và góp phần đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia. Vì vậy, ĐBSCL được coi là trung tâm nuôi trồng thủy sản của cả nước. 

Các đại biểu tham dự Hội nghị bàn tròn do Cục Thủy sản tổ chức ngày 25/11. Ảnh: Cục Thủy sản

Tuy nhiên, thời gian qua, ngành thủy sản ĐBSCL đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi nhu cầu tiêu thụ sụt giảm ở hầu hết các thị trường chính; chi phí sản xuất tăng; biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường; hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến, xuất khẩu thiếu đồng bộ. Do đó, cần có giải pháp hỗ trợ kịp thời, để ngành nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển bền vững.

Phát biểu tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân cho biết, tại Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ, Việt Nam đã xác định “phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu”. Do đó, Cục trưởng hy vọng, Hà Lan với kinh nghiệm phát triển của một quốc gia nằm dưới mực nước biển, có thể chia sẻ kinh nghiệm ứng phó với điều kiện tự nhiên bất lợi, tăng khả năng thích ứng cho ngành nông nghiệp trước những tác động của biến đổi khí hậu.

Cục trưởng mong muốn, sau buổi thảo luận tích cực về các vấn đề có thể hợp tác, cần hợp tác giữa Việt Nam và Hà Lan sẽ góp phần giải quyết và lấp đầy các khoảng trống trong nuôi trồng thủy sản, thúc đẩy ngành thủy sản phát triển bền vững ở ĐBSCL.

Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân (bên phải) chủ trì Hội nghị. Ảnh: Cục Thủy sản

Bên cạnh đó, Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững ở ĐBSCL. “Tại Nghị quyết 120, Việt Nam đã xác định xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý trong lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể là, xây dựng cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo ba trọng tâm: thủy sản – cây ăn quả – lúa gắn với các tiểu vùng sinh thái, trong đó coi thủy sản (nước ngọt, nước lợ, nước mặn) là sản phẩm chủ lực. Do đó,  buổi làm việc hôm nay là cơ hội lớn trong việc hợp tác phát triển ngành Thủy sản Việt Nam nói chung và phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững tại ĐBSCL nói riêng”, Cục trưởng Luân cho hay. 

Tham dự Hội nghị, các đại biểu đã cùng trao đổi kinh nghiệm và kiến thức, chuyển giao công nghệ giữa Việt Nam và Hà Lan để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản bền vững tại Việt Nam; thảo luận về triển vọng và thách thức đối với khu vực ĐBSCL và tìm hiểu các cơ hội hợp tác kinh doanh tiềm năng trong lĩnh vực này.

Những sáng kiến của Hà Lan về đầu tư, đào tạo, tập huấn… là những kiến thức hết sức quý giá. Ngành Thủy sản Việt Nam đã quyết tâm thay đổi, tận dụng tối đa các nguồn lực hợp tác kinh tế – xã hội, tập hợp tất cả các kết quả nghiên cứu, thành tựu tiên tiến để nhân rộng. Đặc biệt, thông qua mối quan hệ hợp tác, kết nối với các đối tác chiến lược (như Hà Lan) sẽ giúp ngành Thủy sản Việt Nam chuyển mình nhanh chóng, sớm đạt được mục tiêu phát triển xanh – sạch – bền vững.

Được biết, trong những năm gần đây, Hà Lan là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam tại EU. Hà Lan cũng sẵn sàng hợp tác với Việt Nam phát triển thủy sản bền vững dưới những góc độ như đổi mới bền vững, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ và phương pháp tiếp cận toàn diện. 

Khu vực nông nghiệp tư nhân của Hà Lan cùng hợp tác với Việt Nam giải quyết những thách thức liên quan đến chất lượng và hiệu quả nước; giảm chi phí dịch bệnh cho cá; giảm việc sử dụng kháng sinh trong lượng thức ăn tốt hơn và cải thiện di truyền cũng như đổi mới hệ thống và công nghệ; một số giải pháp dựa trên cơ sở tự nhiên và quy hoạch cảnh quan như trồng rừng ngập mặn, quy trình phân tầng cho nông nghiệp,…

Thùy Khánh

Hà Lan hiện có đội ngũ doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia có nhiều kinh nghiệm cũng như có thế mạnh về công nghệ trong sản xuất con giống, nuôi trồng chế biến cũng như công nghệ trong sản xuất thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản. Với hơn 35 doanh nghiệp, tập đoàn cũng như các trường nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực thủy sản hiện đang rất quan tâm đến hợp tác đầu tư đến lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam đang sẵn sàng hợp tác trong thời gian tới. Trong đó, các có các công ty đã và đang đầu tư hợp tác hiệu quả tại Việt Nam trong lĩnh vực thủy sản như: Tập đoàn De Heus, Skretting, Lenger Seafoods (Hà Lan), Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững (IDH).

You may also like...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *