Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu cá tra, basa sang Mỹ

Việt Nam được phép xuất khẩu cá da trơn sang thị trường Mỹ

Thông báo của FSIS sẽ được công bố trên Công báo liên bang chính thức vào ngày 19/9 với thời gian nhận phản hồi trong vòng 30 ngày.

Việc phát hiện sự tương đồng giữa hai hệ thống sản xuất cá da trơn có nghĩa Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã phê chuẩn Hệ thống giám sát cá da trơn của Việt Nam, cùng hoạt động sản xuất cá da trơn tại 13 nhà máy ở Việt Nam được phép xuất khẩu cá da trơn sang thị trường Mỹ vì đáp ứng được tất cả các yêu cầu của FSIS. Sự phê chuẩn được đưa ra sau khi Mỹ thực hiện quy trình 2 bước tương tự ở mỗi quốc gia. Đầu tiên, Chính phủ Việt Nam gửi văn bản mô tả hệ thống quy định liên quan đến cá da trơn và kế hoạch giám sát các nhà máy chế biến đang hoạt động. Việt Nam đã trình kế hoạch trên kèm theo hệ thống luật trước thời hạn quy định vào tháng 9/2017.

Sau khi duyệt hồ sơ kế hoạch của Việt Nam, FSIS đã lên kế hoạch kiểm tra thực địa vào tháng 5/2018. Kiểm tra thực địa đã xác nhận rằng kế hoạch mà Việt Nam đưa ra luôn bám sát thực tế và FSIS chỉ phát hiện một điểm khác biệt rất nhỏ so với hồ sơ gửi đi nhưng lỗi này không ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm. Một trong số những lỗi này là vi phạm HACCP nhưng không đáng kể.

Khi những lỗi trên được khắc phục, FSIS đã quyết định Việt Nam và các nước khác có hệ thống giám sát cá da trơn tương đương với hệ thống của Mỹ. Do đó, Việt Nam sẽ tiếp tục xuất khẩu cá tra, basa sang thị trường Mỹ mà không vướng bất cứ rào cản phi thuế quan nào. FSIS cho biết, kết quả kiểm tra thực địa hệ thống giám sát cá da trơn của Việt Nam không phát hiện bất cứ lỗi nào đe dọa trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.

FSIS đã hoàn tất việc rà soát hồ sơ, đánh giá thực địa và xác minh quá trình khắc phục lỗi và toàn bộ các vấn đề còn tồn tại cũng đã được giải quyết. FSIS kết luận rằng, hệ thống giám sát cá da trơn của Việt Nam tương đương với hệ thống của Mỹ. Theo số liệu của USDA, thị phần xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam luôn ổn định trong 5 năm qua tại Mỹ (khoảng 90 – 92%). Trong khoảng thời gian này, tỷ lệ tiêu thụ cá da trơn tại Mỹ (nội địa và nhập khẩu) từ Việt Nam dao động 45,5 – 46,8%, với mức trung bình 5 năm khoảng 45,7%.

FSIS cho biết, luật dự kiến có thể mang lại lợi ích cho ngành công nghiệp cá da trơn bằng cách ổn định thị trường và tiếp tục mở cơ hội giao thương giữa Mỹ và Việt Nam. Người tiêu dùng tại Mỹ có nhiều sự lựa chọn khi mua cá da trơn, đặc biệt là họ cá tra, basa – loài cá bản địa của Việt Nam, Trung Quốc và một số quốc gia châu Á. Cá tra, basa có hương vị, màu sắc và thớ thịt khác biệt hơn các loài cá da trơn tại Mỹ. Giao dịch cá tra, basa giữa Mỹ và Việt Nam được duy trì sẽ mang lại sự lựa chọn phong phú cho người tiêu dùng tại Mỹ.

Trong khoảng thời gian nhận phản hồi 30 ngày, FSIS sẽ cân nhắc các ý kiến đóng góp rồi mới đưa ra quy định cuối cùng. Mặc dù Chương trình giám sát cá da trơn của USDA sẽ khiến ngành cá da trơn nội địa và hãng nhập khẩu phải gánh thêm chi phí, nhưng dường như giờ đây mọi tham vọng lật đổ cá tra, basa nhập khẩu từ phía các nhà sản xuất cá da trơn nội địa tại Mỹ đã bị sụp đổ hoàn toàn.

You may also like...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *