Trại nuôi tôm khổng lồ MegaFarm

Bước tiến thần kỳ

Thủy sản nuôi của thế giới chủ yếu được sản xuất dưới hình thức nuôi trong ao, lồng, bè hoặc trên đất liền (FAO 2014); trong đó hệ thống nuôi RAS góp không đến 0,04% toàn bộ pha tăng trưởng (ngoại trừ cá hồi và cá hồi giống). Mặc dù hệ thống RAS mang lại nhiều lợi ích về môi trường, kinh tế xã hội, song chi phí và vốn cao đã cản trở sự nhân rộng của mô hình này. Ví dụ, với nuôi cá hồi, hệ thống RAS mang lại mức ROI (tỷ lệ lãi sau đầu tư) là 4%, trong khi nuôi lồng, tỷ lệ này là 53%. Rõ ràng, RAS sẽ không đảm bảo lợi nhuận cao trừ khi sản lượng phải đạt từ 10.000 tấn trở lên; ngoài ra còn cần phải nghiên cứu thêm để tìm cách giảm chi phí sản xuất và nâng cao sản lượng.

11 năm qua, Sino Agro Foods (SIAF) vẫn kiên trì theo đuổi và phát triển hệ thống nuôi tôm độc quyền APRAS để thực hiện các chiến lược sản xuất với thị trường mục tiêu là Trung Quốc. Mục đích cuối cùng là vượt qua được các rào cản về mức chi phí đầu tư cao. Công nghệ này đã được độc quyền và đơn giản hóa để giảm chi phí vốn đầu tư ban đầu (CapEx); được coi là chìa khóa để sản xuất các sản phẩm năng suất, lợi nhuận cao dành riêng cho thị trường ngách. Đây là một sự chuyển mình táo bạo nhưng thông minh để hướng tới đích cuối cùng là lợi nhuận cao và nuôi tôm bền vững.

tôm nuôi tại trại nuôi tôm khổng lồ megafarm

Quá trình sản xuất của hệ thống được dựa trên pha tăng trưởng và sản lượng mục tiêu tối đa là MT/mu/năm (1 mu=1/6 acre=1/15 ha). Nhờ chu kỳ sản phẩm nhanh hơn và khả năng quay vòng cao hơn, sản lượng dự kiến đã cao hơn 100 lần so với hình thức nuôi ao thông thường với các loại tôm penaeid. Doanh thu trừ chi phí đạt trên 5.000 USD/m2/năm, trong khi nuôi cá hồi ở lồng, mức doanh thu chỉ đạt 500 USD/m2/năm hoặc nuôi cá rô phi theo mô hình RAS cũng chỉ đạt 200 USD/m2/năm. Kết quả là hệ số CapEx ROI cao hơn hình thức nuôi lồng thông thường khoảng 3 lần.

Việc lựa chọn đối tượng nuôi nào cho hệ thống này lại dựa trên sự thích hợp với các chiến lược sản xuất và giá cả thị trường đó. Các đối tượng nuôi mới đều được thử nghiệm và sản lượng phải đảm bảo tốt, đáp ứng được những điều kiện thay đổi của thị trường Trung Quốc.

 

Nhân tố thị trường

Người tiêu dùng tại Trung Quốc luôn sẵn sàng chi trả giá tiền cao hơn cho những sản phẩm thủy sản giá trị cao. Tiêu thụ thủy sản bình quân tại nước này khoảng 31,5 kg/năm, gấp đôi mức bình quân của thế giới là 15 kg (FAO, 2014). Thủy sản tươi sống thường có giá cao hơn và cũng là sản phẩm truyền thống tại Trung Quốc.

Theo dự đoán của nhóm nghiên cứu, do dân số tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc đang tăng quá nhanh và đòi hỏi ngành thủy sản phải sản xuất 6 triệu tấn sản phẩm giá trị cao vào năm 2025 mới có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Theo dự đoán của World Food Bank (2013), Trung Quốc sẽ cần 13 triệu tấn thủy sản tới năm 2025. Chắc chắn người tiêu dùng tại thị trường này sẽ chuyển hướng sang những sản phẩm giá trị cao hơn và sản phẩm tươi sống. Ngoài ra, người tiêu dùng tầng lớp trung lưu cũng ngày càng đặt yêu cầu cao hơn về tính an toàn sản phẩm hay các phương thức sản xuất đảm bảo bền vững, an toàn, chất lượng, và thân thiện môi trường. Công ty sử dụng APRAS từ  năm 2011 để nuôi tôm càng xanh và một số loài trọng điểm khác. Sản lượng giáp xác hiện tại của Công ty (từ năm 2015) đã vượt 2.500 tấn.

 

Triển vọng MegaFarm

Dự án MegaFarm được thực hiện ở vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của Trung Quốc là tỉnh Quảng Đông, dọc theo vịnh từ Hồng Kông, trên tổng diện tích 3.700 m2. Đây là khu vực đô thị hóa cao nhất thế giới. Trang trại này sẽ hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện và bền vững – 2 tiêu chí sản xuất chính. Ngoài trang trại vận hành theo hệ thống RAS nhằm hướng tới mục tiêu đạt chứng nhận thực hành NTTS tốt nhất BAP, thì trang trại cũng tích hợp mô hình aquaponics (thủy canh), trồng trọt các loại cây ăn trái, rau xanh từ nguồn nước thải của trang trại.

trại nuôi tôm khổng lồ megaFarm

36 khu nuôi tôm sử dụng hệ thống APRAS trên tổng diện tích 7.500 m2 và mỗi khu nuôi lại chứa tới 36 module A-Power đa dạng kích cỡ trong một pha tăng trưởng. Bể nuôi APM pha 1 rộng 50 m3; bể nuôi pha 2 và pha 3 rộng 150 m3 và bể nuôi pha 4 (pha tăng trưởng) rộng 1.500 m3. Sản lượng mục tiêu trung bình của 3 khu nuôi khoảng 10.000 tấn/năm vào cuối năm 2017 và tăng lên 70.000 tấn vào cuối 2020.

Có thể nói, MegaFarm là một dự án đầy tham vọng của ngành NTTS Trung Quốc nói riêng và cả thế giới nói chung. Sau một năm thử nghiệm, APRAS được minh chứng là một công cụ hữu ích giúp sản xuất thủy sản bền vững cho thế kỷ 21. Tại Trung Quốc, khi dân số tầng lớp trung lưu tăng cao, nhu cầu tiêu thụ thủy sản và thực phẩm an toàn, bền vững cũng tăng theo, thì SIAF càng tự tin rằng tập đoàn đang đi đúng hướng, đúng thời điểm và đúng sản phẩm.

>> Sino-Agro Foods, Inc. (SIAF) là tập đoàn của liên kết dọc sản xuất thực phẩm, chủ yếu hoạt động tại Trung Quốc. Lĩnh vực kinh doanh của SIAF gồm chăn nuôi gia súc, phân hữu cơ, thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, tư vấn. Công ty đã tham gia thị trường chứng khoán phi tập trung quốc tế (OTCQX) tại Mỹ, Oslo của Na Uy và đạt doanh thu 429 triệu USD năm 2015.

You may also like...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *