Thái Lan: Nuôi ghép tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là đối tượng nuôi phổ biến ở thái Lan, chủ yếu do nhu cầu rất cao tại thị trường nội địa. Thậm chí, Thái Lan vẫn phải nhập khẩu thêm tôm càng xanh từ Ấn Độ và Bangladesh để đáp ứng tiêu thụ nội địa. Do đó, ngày càng nhiều trang trại nuôi tôm càng xanh mọc lên ở các tỉnh ven biển và trong đất liền của Thái Lan. Chính những tiến bộ công nghệ sinh học gần đây, đặc biệt là nguồn cung dồi dào giống tôm càng xanh đơn tính (toàn đực) đã tạo lực đẩy cho sự phát triển rầm rộ của các trại nuôi tôm thâm canh theo hướng nuôi đơn hoặc nuôi ghép.
Trang trại Monchai áp dụng kỹ thuật nuôi đảm bảo hiệu quả trên cả hai đối tượng TTCT và tôm càng xanh. Ảnh: AAP
Trang trại 15 năm tuổi Monchai tại tỉnh Chachoengsao được đánh giá là trại nuôi tôm càng xanh tiên tiến nhất Thái Lan. Chủ trang trại, anh Khun Monchai, chủ trang trại cho biết, trang trại rộng 60 ha, có 500 ao nuôi nhưng điểm đặc biệt nhất là nuôi ghép TTCT với tôm càng xanh. Đây không phải là trại nuôi tôm thông thường, vì phải áp dụng kỹ thuật nuôi đảm bảo hiệu quả trên cả hai đối tượng TTCT và tôm càng xanh. Khu vực này nằm sâu trong đất liền, độ mặn 2 ppt, pH8 và độ kiềm trên 100.
Giai đoạn ương nuôi
Trang trại Monchai sử dụng ấu trùng tôm càng xanh toàn đực tăng trưởng nhanh do công ty Lukkungsetthi (LST) sản xuất. Khun Monchai thả kết hợp tôm đực và cái của LST theo tỷ lệ: 70:30, đồng thời mua thêm 50% tôm giống đực và cái từ một trại giống khác.
Monchai dùng ấu trùng PL14 do LST cung cấp cho giai đoạn ương nuôi. Mật độ thả 140.000 PL/rai (1.600 m2) tới khi ấu trùng tôm đạt trọng lượng 4 g thành tôm non cỡ 200 – 300 con/kg trong vòng 60 ngày. Suốt giai đoạn này, tỷ lệ sống tương đối cao ở mức 90% đối với ấu trùng tôm của LST và 60-70% đối với ấu trùng tôm từ các nguồn khác. Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) trong khoảng 1 – 1,2. Hạ mực nước ao và tiến hành san tôm sang ao nuôi tăng trưởng cẩn thận vào sáng sớm trước 10h.
Giai đoạn nuôi tăng trưởng
Tiến hành giai đoạn nuôi ghép với TTCT bằng cách thả 7 – 8 con tôm non trọng lượng 4 g/m2 ao nuôi; mỗi ao rộng 1 acre (4.047 m2) và độ sâu 1,2 – 1,5 m, tùy theo mùa. Ngay sau khi thả, tôm được cho ăn thức ăn của tôm nước lợ với chi phí 1,3 USD/kg. Sau 20 ngày, thả ấu trùng TTCT PL 12 vào ao theo mật độ 12 PL/ m2. Chi phí ấu trùng TTCT là 12,5 USD/1.000 PL trong khi chi phí ấu trùng tôm càng xanh 1 USD/80 PL.
Điểm nổi bật của trang trại này là máy quạt nước vận hành suốt 24/7 thậm chí vào ngày có nắng và tổng mật độ không quá 25 con tôm/m2. Soraphat Panakorn, chuyên viên kỹ thuật trang trại cho biết, đây chính là một phương pháp nuôi độc đáo và là bí quyết tạo nên thành công cho trang trại này. Trang trại hiện đang sử dụng chủng probiotic Bacillus hàng tuần để bổ sung cho ao nuôi. Giai đoạn nuôi tăng trưởng kéo dài 4 tháng.
Người mua hàng sẽ đến tận trang trại để thu hoạch tôm càng xang đực cỡ 12 con/kg (83 g) và tôm cái cỡ 20 con/kg. Giá bán tôm hiện khoảng 250 THB/kg (7,15 USD), trong khi chi phí sản xuất 100 THB/kg (2,86 USD). Kích cỡ thu hoạch TTCT là 40 con/kg (25 g). Tỷ lệ sống khi thả tôm càng xanh là 80% và 50% khi thả TTCT. Sở dĩ tỷ lệ sống giảm là do tôm lớn tấn công tôm nhỏ hơn khi độ mặn thấp, và tôm lột xác mất nhiều thời gian hơn. Sử dụng thức ăn 38% protein thô, FCR đạt 1,2 tới khi thu hoạch.
Dũng Nguyên (Theo Aquaculture)
Bình luận gần đây