Số phận con tôm Việt Nam: Vẫn chưa có hồi kết ?!
Sau khi… than thở, trách cứ DOC một hồi về việc đã để thua kiện vụ chống bán phá giá lần trước, COGSI khẳng định “… Tôm là mặt hàng xuất khẩu chính của 7 quốc gia này. Chính phủ họ đặt mục tiêu xuất khẩu cho các ngành công nghiệp tôm trong nước như là một phần của kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia. Họ đang chi hàng tỷ đô la để trợ cấp cho ngành công nghiệp tôm trong nước, gồm các khoản tài trợ, đầu tư, cho vay lãi suất thấp, giảm thuế, cung cấp đất, thức ăn nuôi tôm, cùng các yếu tố đầu vào quan trọng khác, kể cả bảo lãnh tín dụng xuất khẩu…”.
Như lời đại diện Công ty Luật Mayer Brown JSM (Việt Nam), theo quy định, trong đơn khởi kiện chống trợ cấp tại Hoa Kỳ có 2 trong số các điều kiện nguyên đơn phải đáp ứng.
Thứ nhất, đơn kiện phải được sự ủng hộ của các nhà sản xuất các sản phẩm tương tự chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng của ngành sản xuất sản phẩm đó.
Thứ hai, các nhà sản xuất có chung khối lượng chiếm trên 50% của tổng lượng sản xuất sản phẩm tương tự thể hiện sự ủng hộ hay phản đối đơn yêu cầu. Nếu COGSI không có sự ủng hộ tối thiểu của ngành công nghiệp tôm Hoa Kỳ thì đơn khởi kiện sẽ bị bác bỏ.
COGSI thừa nhận họ không đại diện cho tất cả ngư dân tôm Hoa Kỳ, nhưng là liên minh lớn với 28 công ty thành viên có trụ sở tại Texas, Florida, Alabama, Mississippi và Louissiana, quyết định tới 94% sản lượng tôm nội địa. Như vậy là thừa điều kiện! Hơn nữa, “nỗi đau” thua cuộc trong vụ kiện chống bán phá giá của hiệp hội các nhà chế biến, cùng ủy ban vụ việc về hành động thương mại đối với tôm Hoa Kỳ lần trước vẫn còn đó, nay thêm vụ kiện này từ COGSI, chẳng khác gì một dịp “ gỡ bàn” (thậm chí chính DOC cũng khó từ chối cơ hội này). Nếu vụ kiện thành công, họ sẽ có thắng lợi “ đúp”. Khi đó, doanh nghiệp tôm Việt Nam sẽ cùng lúc phải chịu thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp.
Hy vọng với kinh nghiệm “chinh chiến” lần trước, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình trong vụ kiện lần này.
Bình luận gần đây