Sản phẩm tôm Việt Nam chiếm ưu thế
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu tôm trong tháng 6/2021 đạt khoảng 402 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu tôm 6 tháng đầu năm lên 1,7 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2020.
Các thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu đều gia tăng lượng nhập khẩu và tăng trưởng tốt trong 6 tháng đầu năm 2021. Cụ thể, xuất khẩu tôm sang Mỹ tăng trưởng bình quân 45%/tháng, xuất khẩu tôm sang Nhật Bản tăng trưởng 17%, Hàn Quốc tăng 10%, một số quốc gia tại châu Âu tăng từ 15 – 60%.
Riêng tại thị trường lớn Mỹ, tôm Việt Nam chiếm 8,5% thị phần, đứng sau Ấn Độ, Indonesia và Ecuador. Kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chiếm 22% kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Tại Cà Mau, kim ngạch xuất khẩu tôm ước đạt 400 triệu USD, tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng tôm Cà Mau trong năm 2021 dự báo ước đạt hơn 100.000 tấn, trong đó, tôm chế biến chiếm hơn 85.000 tấn, tăng 21% so với 2020 và đạt kim ngạch hơn 1 tỷ USD.
Xuất khẩu tôm Việt Nam đạt mức tăng trưởng tốt như hiện nay là do lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA), Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA),…
Theo các chuyên gia khuyến cáo, chất lượng của tôm Việt ngày càng có uy tín trên thị trường nên điều này đã giúp cho con tôm Việt càng được nhiều thị trường lựa chọn. Vì thế, để có thể tiếp tục giữ vững và phát huy vị thế này, các doanh nghiệp và người nuôi tôm cần tăng cường liên kết chuỗi, đồng bộ các giải pháp đáp ứng các tiêu chuẩn cao của các thị trường nhập khẩu, tận dụng tối đa các lợi thế.
Bình luận gần đây