Quy định mới trong tạm nhập, tái xuất hàng thủy sản đông lạnh

Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh, tạm nhập, tái xuất hàng thủy sản đông lạnh quy định tại Phụ lục III của Thông tư này sẽ được Bộ Công thương xem xét cấp Giấy Chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa (Mã số tạm nhập, tái xuất), thời gian 3 năm từ ngày cấp. Với các doanh nghiệp đã có Mã số tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh trước đó khi xin cấp mã số mới được miễn kiểm tra điều kiện về kho, bãi (nếu các điều kiện này không thay đổi so với điều kiện đã đăng ký để xin cấp Mã số tạm nhập, tái xuất trước).

Doanh nghiệp tạm nhập, tái xuất hàng thủy sản đông lạnh phải tuân theo quy định mới – Ảnh: An Đăng

3 điều kiện mới được áp dụng với các doanh nghiệp thủy sản: Thứ nhất, được thành lập tối thiểu 2 năm, đã có hoạt động xuất, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa; Thứ hai, có số tiền ký quỹ và đặt cọc là 10 tỷ đồng nộp cho Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc chi nhánh ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có kho, bãi theo quy định; Thứ ba, có kho bãi phục vụ kinh doanh, tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh.

Cũng trong Thông tư này, có quy định chi tiết về điều kiện kho bãi, như kho có sức chứa tối thiểu 100 container lạnh loại 40 feet, diện tích tối thiểu là 1.500m2; được ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào cứng, được xây dựng với chiều cao tối thiểu 2,5m; có đủ nguồn điện (điện lưới và máy phát điện dự phòng có công suất tương đương) và các thiết bị chuyên dụng kèm theo để vận hành các container theo sức chứa…

Ngoài ra, Thông tư còn quy định, hàng hóa tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ cửa khẩu tạm nhập cho tới khi hàng hóa thực tái xuất ra nước ngoài. Không cho phép chia nhỏ container trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửa khẩu, điểm thông quan theo quy định…

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *