Phòng trị bệnh xuất huyết ở cá lóc
Để góp phần hạn chế rủi ro, dịch bệnh chúng tôi xin giới thiệu đến người nuôi cách phòng và trị bệnh xuất huyết ở cá lóc
* Dấu hiệu Bệnh lý:
Cơ thể cá bị xuất huyết, nhiều nhất là ở hậu môn, hai bên thân và ở phía dưới bụng. Một phần của gốc vây, hàm dưới nắp mang bị tụ máu thành những lớp màu đỏ. Cá bị bệnh nặng gan có thể bị xuất huyết, nhũn, mắt bị sưng hoặc lồi.
Hình ảnh: Cá lóc bị xuất huyết, lồi mắt
* Phòng bệnh:
– Chọn con giống khỏe, tốt, đồng đều, không nhiễm bệnh, nên mua giống ở các cơ sở có uy tín.
– Quản lý môi trường nước tốt, tránh bắt cá làm cá bị xây xát, không để cá bị bệnh ngoài da tạo điều kiện cho bệnh phát triển.
– Không để cá bị sốc dễ mẫn cảm với bệnh.
– Định kỳ dùng các loại sản phẩm sau: (7 – 10 ngày/1 lần)
WUNMID: 1kg/8.000m3 nước.
DOHA: 1 lít/4.000 – 6.000m3 nước.
BKC 8000 Fish: 1 lít/2.000m3 nước.
– Trong quá trình nuôi cần bổ sung dinh dưỡng đây đủ nhất là vitamin, premix để nâng cao sức đề kháng cho cá như: C MIX 25%, MUNOMAN, VILEC 405 FS, VITASOL C+E.
* Trị bệnh:
Thay 20 – 40% nước trong ao nuôi.
Tắm cá bằng WUNMID 1kg/5.000 – 6.000m3 nước.
Trộn thuốc vào thức ăn liên tục 5 – 7 ngày:
– Cá dưới 02 tháng tuổi:
+ Buổi sáng: MUNOMAN 3 – 5g/kg thức ăn.
+ Buổi chiều: 300g TRIMDOX NEW+ 100 ml VIRO cho 1 tấn cá. Hoặc 250g TRIMDOX 240 cho 1 tấn cá. Hoặc 150g SAN FLOFENICOL NEW + 75g ANTI-S cho 1 tấn cá.
– Cá trên 02 tháng tuổi:
+ Buổi sáng: MUNOMAN 3 – 5g/kg thức ăn.
+ Buổi chiều: 200g TRIMDOX NEW+ 65 ml VIRO cho 1 tấn cá. Hoặc 200g TRIMDOX 240 cho 1 tấn cá. Hoặc 100g SAN FLOFENICOL NEW + 50g ANTI-S cho 1 tấn cá.
Bình luận gần đây