Phê duyệt quy hoạch nuôi, chế biến cá tra vùng ĐBSCL
Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch là phát triển nuôi, chế biến cá tra vùng ĐBSCL thành ngành kinh tế quan trọng của thủy sản Việt Nam theo hướng công nghiệp và thân thiện với môi trường. Sản phẩm cá tra phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, góp phần nâng cao thu nhập của người dân và tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
Theo quy hoạch, kim ngạch xuất khẩu cá tra đến năm 2016 đạt 2,6-3 tỷ Ảnh: Lê Hoàng Vũ
Theo đó, đến năm 2016, diện tích nuôi cá tra đạt 5.300 – 5.400 ha, sản lượng 1,25 – 1,3 triệu tấn, tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu có giá trị gia tăng cao đạt 8 – 12%, kim ngạch xuất khẩu 2 – 2,3 tỷ USD; đến năm 2020, diện tích đạt 7.600 – 7.800 ha; sản lượng đạt 1,8 – 1,9 triệu tấn; tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu có giá trị gia tăng cao đạt 15 – 20%; kim ngach xuất khẩu 2,6 – 3 tỷ USD.
Đồng thời, cũng theo Quy hoạch, cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải đảm bảo các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản; được cơ quan quản lý chuyên ngành ở địa phương cấp mã số nhận diện. Các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt theo VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp quy định của luật pháp Việt Nam.
Đồng thời, cũng theo Quy hoạch, cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải đảm bảo các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản; được cơ quan quản lý chuyên ngành ở địa phương cấp mã số nhận diện. Các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt theo VietGAP hoặc chứng chỉ quốc tế phù hợp quy định của luật pháp Việt Nam.
Bình luận gần đây