Nuôi tôm ở Myanmar: Đứng dậy sau bão

Vẫn khó khăn, dù thiên nhiên ưu đãi

Myanmar có bờ biển dài 2.800 km, mạng lưới các hòn đảo lớn nhỏ trải dài từ Rakhine giáp biên giới Bangladesh đến Taninthayi gần biên giới Thái Lan. Đồng bằng Irrawaddy mùa mưa luôn ngập nước, cùng hệ thống sông ngòi chằng chịt chảy vào vùng biên giới Andaman, được coi là khu vực nhiều tiềm năng nuôi trồng thủy sản.  Tổng diện tích ao hồ ở Myanmar 8,2 triệu ha, có khả năng sản xuất 53 triệu tấn cá, tôm. Các trại nuôi tôm truyền thống có diện tích khoảng 3.620 ha đã xuất hiện ở Myanmar từ năm 1978 dọc bờ sông Naaf, bang Rakhine, sát biên giới Bangladesh. Những cơ sở nuôi tôm này có thể sản xuất 100 kg tôm/ha/năm.

Thu hoạch tôm ở Myanmar – Nguồn: Unhcr.org

Ngư dân ở Rakhine – khu vực nuôi tôm lớn nhất Myanamar rất nghèo, sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt; do đó nguồn tôm giống chủ yếu được lấy từ tự nhiên. Lo sợ nguồn lợi bị cạn kiệt, Hội Nghề cá Myanmar đã ban hành lệnh cấm đánh bắt, khiến các trại sản xuất tôm giống tăng từ năm 1997. Hiện có hơn 30 trại sản xuất tôm giống có khả năng cung cấp khoảng 650 triệu ấu trùng tôm. Tuy nhiên, theo Hội Nghề cá nước này, thực tế sản xuất ít hơn số đó nhiều và còn lâu mới đáp ứng đủ nhu cầu. Tôm sú được nuôi theo hình thức quảng canh tại Maungdaw, dọc sông Narf từ những năm 1980. Sản lượng tôm khu vực này (khoảng 6.000 ha) khoảng 30.000 tấn/năm. Do cơ sở hạ tầng nghèo nàn nên tôm nuôi tại đây được bán cho Bangladesh chế biến, xuất khẩu. Bên cạnh đó, nhiều dự án phát triển nghề nuôi tôm do FAO khởi xướng đều không mang lại kết quả do cơ sở hạ tầng yếu kém, hệ thống ngân hàng èo uột và dịch bệnh đốm trắng thường xảy ra.

 

Chính phủ quan tâm nhiều

Năm 2006, tôm thẻ chân trắng xâm nhập các trang trại nuôi tại Myanmar, nhiều trại giống chuyển sang sản xuất loại tôm này. Chính phủ Myanmar có những chính sách mới nhằm hỗ trợ, phát triển nuôi tôm. Các ứng dụng công nghệ lần lượt được đưa vào thử nghiệm, điển hình là mô hình nuôi semi-biofloc, một công nghệ phổ biến trong các trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng ở Thái Bình Dương, được thực hiện thành công tại Kyauktan. Nguồn giống sạch bệnh SPF được nhập từ Thái Lan, thức ăn do địa phương sản xuất. Mục tiêu thử nghiệm hướng đến là sản lượng thu hoạch khoảng 5 tấn/ao (tức khoảng 8 tấn/ha), cỡ tôm 10 – 14 gam/con; hệ số thức ăn 1,3. Tuy vậy, kết quả thu hoạch đều tốt hơn mục tiêu đề ra.

Bên cạnh đó, Hội Nghề cá giữ vai trò xương sống đối với sự phát triển ngành nuôi trồng thủy sản quốc gia. Hội tham gia chỉ đạo hoạt động nghiên cứu, đào tạo nuôi trồng thủy sản tại 14 trạm sản xuất giống tại Mandalay. Theo dự án phát triển nghề nuôi trồng thủy sản 3 năm, sẽ có 19 trạm sản xuất con giống thủy sản, gồm cả trại sản xuất tôm giống được thành lập. Những cơ sở này có nhiệm vụ cung cấp con giống chất lượng cho người nuôi; đồng thời phổ biển kiến thức chuyên môn khoa học, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho ngư dân thông qua các dịch vụ mở rộng. Nuôi trồng thủy sản là ngành phát triển nhanh nhất trong suốt thập kỷ qua tại Myanmar, ghi nhận mức tăng trưởng hơn 40%/năm, kể từ năm 1988. Do đó, Hội đồng hòa bình và phát triển quốc gia Myanamr đã ban hành Luật Nuôi trồng thủy sản số 24/89, góp phần giúp ngành này tăng trưởng hiệu quả, bền vững hơn.

>> Theo Hội Nghề cá Myanmar, có hơn 300 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, trong đó 120 doanh nghiệp có hệ thống chế biến và kho trữ lạnh, chủ yếu tập trung ở Yangon. Tới thời điểm hiện tại, 13 nhà máy chế biến có chứng nhận đạt tiêu chuẩn EU.

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *