Ngưỡng dư lượng tối đa của thủy ngân trong thủy sản xuất khẩu vào EU

Hiện, dư địa tăng trưởng xuất khẩu thủy sản sang EU được đánh giá rất lớn, nhất là với cú hích từ Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ tháng 8/2020. Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU là rất cao, trên 50 tỷ USD/năm. Do vậy, thủy sản là một trong những mặt hàng được quan tâm nhất trong đàm phán Hiệp định EVFTA, để giúp thủy sản Việt Nam tận dụng cam kết thuế nhập khẩu ưu đãi để nâng cao năng lực cạnh tranh, thâm nhập mạnh vào thị trường này.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) nhận định, EU là một trong 5 thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam cũng là thị trường cung cấp thủy sản đứng thứ hai trong khu vực châu Á, chỉ xếp sau Trung Quốc. Đặc biệt, cam kết trong Hiệp định EVFTA đối với ngành hàng thủy sản, EU xóa bỏ khoảng 50% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực với các sản phẩm thủy sản của Việt Nam. Trong số đó, phần lớn các sản phẩm có mức thuế cao từ 6 – 22% được xóa bỏ về 0% như hàu, điệp, mực, bạch tuộc, nghêu, sò, bào ngư chế biến, tôm sú đông lạnh… Riêng với những sản phẩm thủy sản có lộ trình giảm thuế từ 3 – 7 năm bao gồm 50% số dòng thuế còn lại, thuế suất cơ sở từ 5,5 – 26%, sẽ được cắt giảm về 0% theo lộ trình 3 – 7 năm, như sản phẩm tôm, cá tra, cá ngừ… Ngoài ra, mặt hàng cá ngừ đóng hộp và surimi (cá viên) áp dụng hạn ngạch thuế quan lần lượt là 11.500 tấn/năm và 500 tấn/năm

Ngọc Hân

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *