Nguồn cung cá tuyết giảm, cạnh tranh giữa các nhà kinh doanh Trung Quốc và Mỹ tăng
Todd Clark, một nhà nhập khẩu và tiếp thị hải sản đông lạnh có trụ sở tại Newport, Rhode Island, nói rằng xu hướng giảm nguồn cung diễn ra với cá tuyết Đại Tây Dương, vì sản lượng giảm ở Biển Barents và cả cá tuyết Thái Bình Dương, nơi nguồn cung của Mỹ đã giảm một phần ở Biển Bering và giảm mạnh ở Vịnh Alaska.
Lịch sử nguồn cung cá tuyết Đại Tây Dương cho thấy năm 2017 đạt mức 1,3 triệu tấn, so với mức cao 2,75 triệu tấn năm 1974 giảm và mức thấp nhất dưới 1 triệu tấn trong năm 2007, cho thấy dù phục hồi nhưng xu hướng giảm rõ rệt. Trữ lượng cá tuyết Đại Tây Dương ngoài khơi Canada có dấu hiệu hy vọng nhưng chưa thấy phục hồi.
Trong thập kỷ qua, sinh khối cá tuyết Thái Bình Dương tương đối ổn định, mặc dù một khối nước ấm dai dẳng tồn tại trong những năm gần đây, đã giết chết mấy thế hệ cá tuyết Thái Bình Dương, dẫn đến việc ngừng khai thác ở vùng vịnh Alaska.
Những hạn chế về nguồn cung như thế đã phần nào ảnh hưởng đến nguồn cung cá tuyết (H & G) và philê cho thị trường Mỹ và Châu Âu.
Cá tuyết Thái Bình Dương xuất hiện ngày càng ít ở Bờ Đông, các công ty Mỹ đã phải NK cá tuyết Đại Tây Dương H & G để phục vụ sản xuất và kinh doanh món fish& chip.
Điều đó có nghĩa là giữa các nhà kinh doanh ở Bờ Đông nước Mỹ và ở Trung Quốc có một cuộc cạnh tranh rất căng thẳng về nguồn cung cá tuyết, làm ảnh hưởng đến thị trường chế biến Trung Quốc. Ngày càng ít sản phẩm cá tuyết XK từ Trung Quốc sang Mỹ và EU.
Trong khi đó, nhu cầu dịch vụ thực phẩm của Mỹ đối với cá tuyết đang tăng lên, ngay cả khi giá cao hơn, phần lớn nhu cầu tập trung vào cá tuyết H & G.
Nguồn cung haddock toàn cầu, thường được nhóm lại với cá tuyết vì các thị trường có liên quan đến nhau, lên tới khoảng 300.000 tấn.
Bình luận gần đây