Người Trung Quốc nuôi tôm hùm đất thế nào?

Crayfish Procambarus clarkii

Crayfish Procambarus clarkii trong tiếng Trung Quốc được gọi là Xiao Long Xia, dịch ra là tôm hùm nước ngọt. Nếu phân loại, nó thuộc phân ngành giáp xác Crustacea, bộ Decapoda, họ Cambaridae và chi Procambarus. Crayfish là loài bản địa vùng Bắc Mỹ, lần đầu tiên du nhập vào Trung Quốc qua Nhật Bản vào thập niên 1930. Hiện, tôm hùm đất được nuôi rộng rãi tại Trung Quốc. 5 tỉnh gồm Hà Bắc, Hồ Nam, Giang Tô, An Huy và Giang Tây chiếm 95% tổng sản lượng tôm hùm đất của cả nước. 

Tôm hùm đất được tiêu thụ mạnh tại Trung Quốc, khách hàng chủ yếu là tầng lớp trung lưu. Tiêu thụ tôm hùm đất đang bùng nổ, và nó dần trở thành mặt hàng thủy sản phổ biến trên các kênh thương mại điện tử và chợ truyền thống. Theo thống kê chính thức, trong năm 2017, sản lượng tôm hùm đất của Trung Quốc đạt gần 900.000 tấn, tăng 635.000 tấn so năm 2007, mang lại doanh thu 60 tỷ CNY (tương đương 9,5 tỷ USD ở tỷ giá 1 USD=6,3 CNY). Khoảng 5 triệu nông dân và các ban ngành liên quan tham gia trong lĩnh vực nuôi tôm hùm đất. Diện tích nuôi loài này tại Trung Quốc khoảng 600.000 ha và đang được tiếp tục mở rộng. 

Sinh sản tự nhiên


Mùa sinh sản của tôm hùm đất bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm. Suốt quá trình sinh sản tự nhiên trong ao, tỷ lệ thả con đực:cái là 3:1 sau khi con cái ôm đầy trứng đã thụ tinh. Nếu nhiệt độ nước thấp, con cái ôm trứng sẽ đào lỗ trong ao, và trú ngụ cho đến mùa xuân sang năm khi nhiệt độ tăng cao. 

Ngoài sinh sản tự nhiên, sinh sản nhân tạo cũng được phát triển mạnh từ năm 2005. Một vài công ty sản xuất giống tôm hùm đất thương phẩm có thể cung cấp đủ tôm post chất lượng tốt theo cỡ 5g/PL. 

Nuôi ghép với cà ra

Đây là một mô hình nuôi hiệu quả. Tôm hùm đất được nuôi ghép với cà ra – một loại cua lông nước ngọt (Eriocheir sinensis) trong các ao đất. Sản lượng tôm hùm đất và cà ra trung bình khoảng 100 – 200 kg/mu (1.500 – 3.000 kg/ha). Một số nông dân bằng công nghệ nuôi tiên tiến có thể đạt sản lượng trên 200 kg/mu (trên 3.000 kg/ha). Cua lông Trung Quốc cũng là một đối tượng nuôi thương phẩm có giá trị kinh tế và là món ăn được ưa chuộng tại quốc gia này. 

Nuôi đơn trong ao


Hệ thống này cho hiệu quả cao hơn, với sản lượng trung bình 100 – 200 kg/mu (1.500 – 3.000 kg/ha). Rong lá liễu, chủ yếu là chi Elodea nuttallii đặc biệt quan trọng trong các hệ thống nuôi ghép và nuôi đơn vì nó cung cấp nơi trú ngụ cho tôm; đồng thời ngăn chặn các đối tượng thiên địch của tôm suốt giai đoạn lột xác. Rong thường chiếm 60 – 70% diện tích ao. Tuy nhiên, quá ít rong sẽ khiến sản lượng tôm hùm thấp. 

Nông dân kìm hãm sự phát triển của rong dưới bề mặt nước ao để tránh thực vật phù du sinh sôi nở rộ và làm chất lượng nước ao bị kém đi. Điều này có thể dẫn tới tình trạng thiếu rong và làm tăng rủi ro trong quá trình nuôi tôm. Nông dân Trung Quốc cũng kiểm soát mật độ rong suốt quá trình nuôi tôm. Ngoài ra, khi tôm chui vào rong để kiếm ăn thì có nghĩa lượng thức ăn công nghiệp bị thiếu và cần phải được tăng lên. 

Công nghệ thức ăn

Ấu trùng tôm hùm đất chủ yếu ăn các sinh vật phù du. Giai đoạn lột xác tiếp theo, tôm hùm đất phát triển khi đạt chiều dài thân khoảng 1,5 – 2 cm. Tôm post có thể ăn thức ăn công nghiệp. Tại các vựa tôm hùm đất của Trung Quốc như Hà Bắc, Hồ Nam, Giang Tô và Trạm Giang, Giang Tây và An Huy, có hơn 80 nhà máy sản xuất thức ăn viên nén và ép đùn cho tôm hùm đất. 

Thức ăn công nghiệp dùng để nuôi tôm hùm đất tại Trung Quốc là loại thức ăn chìm, ép đùn, chứa 26 – 32% protein thô, giá dao động 4.500 – 6.500 CNY/tấn (714 – 1.032 USD/tấn). Giá thức ăn viên nén pellet rẻ hơn, 4.000 – 6.000 CNY/tấn (635 – 952 USD/tấn). Các nhãn hiệu thức ăn khác nhau thường có chất lượng chênh lệch nên cho năng suất tôm cũng khác nhau. 

Nhu cầu dinh dưỡng của tôm hùm đất không giống các loại tôm khác. Chỉ một số loại nguyên liệu thức ăn phù hợp với giá cả hợp lý có thể được lựa chọn và sử dụng trong các công thức thức ăn của tôm hùm đất. Tôm hùm đất có tập tính ăn rất đặc biệt. Sự ổn định của thức ăn công nghiệp trong nước tối thiểu là 3 giờ. Thức ăn ép đùn luôn luôn tốt hơn, với độ ổn định trong nước cao hơn và ít mạt, nhưng chìm 100% là một tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản của thức ăn tốt. Nói cách khác, ngoài dinh dưỡng cân bằng, độ ngon của thức ăn cũng kích thích tập tính ăn của tôm hùm, và đây là tiêu chí được ưu tiên trong quá trình chế biến thức ăn. Thành phần thức ăn thúc đẩy tôm hùm đất lột xác hiệu quả và thành công cũng như tăng trưởng tốt. Nếu thức ăn không hấp dẫn, lột xác kém sẽ dẫn đến tỷ lệ chết cao và sản lượng thấp. 

Để đảm bảo thức ăn đạt hiệu quả, Trung Quốc đã phải áp dụng nhiều nghiên cứu khoa học kỹ thuật từ lựa chọn nguyên liệu, tạo công thức thức ăn tối ưu và cuối cùng là sản xuất thức ăn. Sau hàng thập kỷ nuôi tôm hùm đất, ngành công nghiệp thức ăn cũng đã đạt những thành tựu nhất định. Tập đoàn Nutriera của tỉnh Quảng Đông nổi tiếng trong ngành chế biến thức ăn cho tôm hùm đất tại Trung Quốc.  

Cơn sốt ẩm thực

Do được chế biến theo rất nhiều cách khác nhau, nên tôm hùm đất trở thành món ăn đa dạng tại Trung Quốc, nhất là với giới trẻ từ miền Đông đến miền Trung và miền Nam Trung Quốc; thậm chí ở cả Myanmar, Philippines và nhiều nhà hàng Trung Quốc tại Đông Nam Á. Ngành công nghiệp tôm hùm đất của Trung Quốc đã trở thành một ngành công nghiệp chuỗi giá trị tổng thể gồm nuôi, chế biến, tiêu thụ và du lịch từ mô hình “trang trại đến bàn ăn” suốt 20 năm qua. Chuỗi cung ứng hàng lạnh và thương mại điện tử cũng thúc đẩy tiêu thụ tôm hùm đất tại nhiều thành phố khác nhau ở Trung Quốc.

Chính quyền tại một số địa phương và doanh nghiệp còn xúc tiến xây dựng thương hiệu riêng cho tôm hùm đất ở các vùng nuôi khác nhau, như Qiangjiang Crayfish ở tỉnh Hà Bắc; Xuyi Crayfish ở tỉnh Trạm Giang. Hàng năm, chính quyền tại hai tỉnh này tổ chức các festival tôm hùm đất để thúc đẩy tiêu thụ. Hai lễ hội Jiangsu Xuyi Crayfish Festival được tổ chức suốt 17 năm liên tiếp và Hubei Qianjiang Crayfish Festival được tổ chức suốt 8 năm liên tiếp, thu hút hàng triệu người tiêu dùng. 

Có nhiều thông tin đồn thổi tôm hùm đất là loài ăn tạp, thậm chí ăn cả rác thải. Nhưng tiêu thụ tôm hùm đất tại Trung Quốc vẫn tăng. Với một quốc gia dân số bùng nổ như Trung Quốc, biến cơn ác mộng của người trồng lúa thành “bát cơm” của  của 5 triệu nông dân Trung Quốc được cho là giải pháp khả thi hơn.

You may also like...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *