Nghề nuôi cá tra tại Việt Nam: Chiến lược mới cho những thách thức mới

Tổng quan nghề nuôi cá tra tại Việt Nam

Với sản lượng hàng năm đạt khoảng 1,3 triệu tấn, ngành công nghiệp cá tra ở Việt Nam hiện đã vươn tới 140 thị trường trên toàn cầu với tổng giá trị xuất khẩu đạt hơn 1,4 tỷ USD, đồng thời, tạo công ăn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho hơn 200.000 lao động và diện tích nuôi trồng khoảng 6.000 ha, chủ yếu trải dài trên các dòng kênh và nhánh sông nước ngọt ở khu vực ĐBSCL. Khởi đầu với các trại nuôi trồng quy mô nhỏ, hiện ngành công nghiệp này chủ yếu bao gồm các trại quy mô lớn với sự hội nhập và chuỗi giá trị gia tăng theo chiều thẳng đứng. Quy mô một trại nuôi cá tra được chia thành 3 loại: Nhỏ từ 0,1 – 0,5 ha, trung bình từ 0,5 – 1 ha và lớn hơn 1 ha trở lên. Hiện nay, nghề nuôi cá tra đang phải đối mặt với một số vấn đề kinh tế như sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất, các biện pháp chống bán phá giá, khó khăn trong việc tiếp cận đối với các nguồn tín dụng và bảo hiểm, chi phí sản xuất cao và lợi nhuận thấp đối với người nông dân, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và chứng chỉ chứng nhận. Các vấn đề xã hội chủ yếu là các điều kiện làm việc có thể chấp nhận được và một số quan ngại của các địa phương. Nuôi cá tra là một ngành công nghiệp đang phát triển mạnh, liên tục tự điều chỉnh để thích nghi và đối phó với các thách thức mới để tiếp tục là một trong những lĩnh vực hàng đầu trên toàn thế giới.

Nghề nuôi cá tra đang phát triển nhanh ở Việt Nam – Ảnh: Việt Anh

 

Mối đe dọa từ biến đổi khí hậu

Các nghiên cứu gần đây cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tác động nhất trên thế giới bởi biến đổi khí hậu (BĐKH). Chính phủ Việt Nam đang triển khai các chính sách và chiến lược mới nhằm giảm sự tác động ảnh hưởng đối với các lĩnh vực sản xuất như Chiến lược Quốc gia về BĐKH, Chương trình Mục tiêu Quốc gia nhằm đối phó với BĐKH giai đoạn 2012 – 2015, Kế hoạch hành động Quốc gia về BĐKH giai đoạn 2012 – 2020 và đặc biệt là Chiến lược Tăng trưởng Xanh vốn được Chính phủ thông qua gần đây, đã đặt ra một loạt các mục tiêu nhằm cải thiện tình hình môi trường ở Việt Nam từ nay cho đến năm 2020, thậm chí với tầm nhìn xa hơn.

Do nghề nuôi trồng thủy sản là một trong những lĩnh vực sản xuất có tốc độ tăng trưởng cao nhưng lại phụ thuộc nhiều vào các điều kiện thời tiết cũng như nhiệt độ nước hay độ ngập mặn, nên có thể dễ hiểu nghề này dễ bị tác động bởi sự biến đổi của thời tiết. Ngoài ra, trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, các vấn đề an toàn thực phẩm, phát triển bền vững, khả năng thích nghi cùng với các biện pháp phòng chống giảm nhẹ thiên tai đóng một vai trò quan trọng trong việc đối phó với BĐKH và các vấn đề phát triển bền vững. Việt Nam chi phối lĩnh vực nuôi trồng các loài cá tra ăn tạp và mặc dù các loài cá này có sức đề kháng tốt đối với sự thay đổi thời tiết, vẫn cần phải tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm cải thiện sự bền vững của các thói quen nuôi trồng để có thể tiếp cận thị trường, thích nghi với thời tiết và sự BĐKH, đặc biệt khi mà các điều kiện thời tiết khắc nghiệt xảy ra thường xuyên hơn và gây ra những ảnh hưởng nặng nề hơn đối với các khu vực bị tác động.

 

Tăng tính bền vững và chất lượng sản xuất

Xét từ góc độ môi trường, nghề nuôi cá tra đã từng bước cải thiện trong những năm qua và việc chuyển đổi từ nuôi trong lồng sang nuôi thả ở ao đã giúp giảm việc phải xử lý nước và bùn. Các tính toán cho thấy, sự đóng góp của việc nuôi thả cá tra đối với sự phì dưỡng nguồn nước phụ thuộc chủ yếu vào việc bùn được xử lý trực tiếp hay gián tiếp. Hiệu quả chăm sóc đã được cải thiện theo thời gian và thức ăn dành cho cá tra được sản xuất ngày càng có nhiều protein và các nguyên liệu khác không có nguồn gốc từ động vật. Việc xây các đầm, ao thả cũng đã hạn chế tác động của các môi trường sống tự nhiên và các hệ sinh thái nhạy cảm.

Việc cấp giấy chứng nhận mang tính tự nguyện đối với nghề nuôi thả cá tra ở Việt Nam gần đây tăng lên với việc giới thiệu một số hệ thống chứng nhận. Một trong những tiêu chuẩn triển vọng nhất là của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC) được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn của Ban Đối thoại cá tra do WWF đưa ra. Các hệ thống chứng nhận đặc biệt tập trung vào việc hạn chế tối thiểu các tác động tiêu cực từ các thói quen nuôi trồng đối với môi trường thông qua kiểm soát các thông số môi trường chính liên quan đến chất lượng môi trường. Dựa trên các tiêu chí về hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng, đo chất lượng nước ở các nguồn tiếp nhận hay ở các ao thải, quản lý chất thải, xử lý bùn ở các trại và ao thả cá tra và tiêu thụ năng lượng, các tiêu chuẩn được thông qua nhằm mục đích quản lý chất thải và kiểm soát chất lượng nước lâu dài.

Một chỉ số khác được dùng để đánh giá nghề nuôi cá tra về mặt môi trường đó là áp dụng các chương trình mới nhằm tận dụng các bộ phận không ăn được của cá tra, vốn được coi như các nguyên liệu thải của các nhà máy chế biến để sản xuất dầu và xa hơn nữa là năng lượng tái chế như nhiên liệu sinh học vốn có nhiều lợi thế so với các nguồn thải khí carbon.

Thực tế, nghề nuôi cá tra chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người, nhưng các xác cá còn lại sau khi sơ chế thường được bán với giá rất rẻ. Trong khi phần cá được fillet thường chiếm khoảng 31 – 34%, lượng mỡ chiếm khoảng 12 – 15% toàn con cá (trong đó mỡ cá chiếm khoảng 10% và các loại mỡ khác từ 2 – 5%). Dầu cá ngày càng được bán nhiều để sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm và nhiên liệu sinh học, với giá hiện nay là 20.000 đồng/kg (0,98 USD). 

>> Mặc dù còn một số vấn đề cần phải giải quyết, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam vẫn đang hướng tới việc phát triển bền vững về cả mặt kinh tế, môi trường và xã hội.

Luca Micciche, Lê Thanh Lựu,
Mai Thành Chung, Davide Fezzardi

You may also like...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *