Na Uy: Xuất khẩu tháng 4 lập kỷ lục dù khối lượng cá hồi giảm
Ông Christian Cramer, CEO của Hội đồng thủy sản Na Uy (NSC) cho biết: “Chưa khi nào giá trị xuất khẩu thủy sản lại cao như tháng 4 năm nay. Nguyên nhân chính là do đồng krone suy yếu so với đồng euro và đô la Mỹ. Ngoài ra, mặt hàng xuất khẩu cũng đa dạng hơn, bao gồm cá hồi không di cư, cá minh thái, cá tuyết, cua tuyết, và cá thu Đại Tây Dương”.
Thủy sản Na Uy đối mặt với khối lượng cá hồi giảm. Ảnh: NSC
Tuy nhiên, bên cạnh sự tăng trưởng mạnh mẽ, ngành thủy sản Na Uy còn phải đối mặt với những khó khăn về quy định giảm hạn ngạch và sản lượng cá hồi thấp. Tính chung tháng 3 và 4, xuất khẩu thủy sản của Na Uy mang về 27,6 tỷ NOK, giảm 1,1 tỷ NOK so với cùng kỳ năm trước.
Về thị trường, trong tháng 4/2024, Ba Lan, Đan Mạch và Mỹ trở thành điểm đến lớn nhất của thủy sản Na Uy. Trong đó, giá trị xuất khẩu sang Ba Lan đạt 216 triệu NOK, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước; tuy nhiên giá trị giảm 8%.
Đối với sản phẩm cá hồi di cư, tuy giá trị xuất khẩu tăng 2%, mang về 9,9 tỷ NOK, nhưng giá trị giảm 1%. Ba Lan, Đan Mạnh và Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của cá hồi Na Uy, trong đó Ba Lan tăng 26%. Mặt hàng phile cá hồi tươi có sự tăng trưởng rõ rệt, đạt 2,2 tỷ NOK, tăng 42% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 22% tổng giá trị xuất khẩu cá hồi của cả nước, và tăng 16% so với cùng kỳ năm 2023. Tương tự, xuất khẩu phile cá hồi đông lạnh cũng tăng 10% về giá trị. Giá cá hồi tươi nguyên con cũng lập kỷ lục mới với 121 NOK/kg, cao hơn 3 NOK/kg so với kỷ lục cũ hồi tháng 3/2023.
Đối với cá hồi không di cư, xuất khẩu cũng lập kỷ lục với mức tăng 51% so với cùng kỳ năm trước, đạt 485 triệu NOK. Ukraine, Mỹ và Thái Lan là thị trường lớn nhất, trong đó Ukraine nổi bật với sức tăng 376% về giá trị. Giá phile tươi lập kỷ lục với 161 NOK/kg, cao hơn kỷ lục cũ của cùng kỳ năm trước 5 NOK/kg.
An Vy
Theo Undercurrentnews
Bình luận gần đây