Mỹ: GDP giảm khi xuất khẩu cá ngừ giảm

Theo số liệu từ Cục Phân tích Kinh tế Mỹ (BEA), GDP của Mỹ, sau khi điều chỉnh lạm phát, giảm 5,3% trong năm ngoái. Trong năm 2016, GDP đã giảm 2,7%. Trong cả hai năm, do XK cá ngừ thấp đã ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế.

Sự sụt giảm trong XK cá ngừ đóng hộp và các sản phẩm liên quan dẫn đến sự suy giảm 22,8% trong tổng XK. XK cá ngừ trong năm ngoái bị ảnh hưởng do nhà máy đóng hộp Tri Marine đóng cửa vào tháng 12/2016. Thiệt hại ngày càng trầm trọng hơn do việc đóng cửa các nhà máy duy nhất còn lại trong 5 tuần trên đảo, do công ty Dongwon Industries thuộc sở hữu của thương hiệu StarKist điều hành. Cơ sở chế biến đã bị đóng vì vi phạm các quy định về môi trường. StarKist cũng phải trả một khoản tiền khổng lồ. Việc đóng cửa có tác động tiêu cực đến nền kinh tế mặc dù khoảng 2.000 lao động không có lương trong hơn một tháng.

Liệu các hoạt động ngành XK cá ngừ có thể phục hồi trong năm nay, đặc biệt là trong một loạt sự kiện diễn ra gần đây. Một trong những sự kiện này là việc tiếp quản cơ sở Tri Marine của StarKist. Trước đó, các nhà chế biến đã ký kết thỏa thuận 10 năm sẽ cho phép StarKist sử dụng nhà máy trong thập kỷ tới. Thách thức đối với thương hiệu thuộc sở hữu của Hàn Quốc sẽ là hoạt động chế biến trên hòn đảo này khả thi về mặt tài chính với chi phí lao động tương đối cao so với một vài nước chế biến khác trong khi nguồn cung cấp nguyên liệu thô thấp. Trên thực tế, tình trạng thiếu hụt nguồn cung là lý do chính khiến Tri Marine quyết định rời khỏi hòn đảo này.

Sự kiện thứ hai là StarKist có khả năng có được giấy phép từ Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) cho phép công ty thải chất thải từ các thùng chứa xuống đại dương. Một điều thú vị nữa là liệu chính sách “America First” của chính quyền Trump có kết thúc việc đẩy mạnh XK cá ngừ từ Samoa thuộc Mỹ hay không, Mỹ là một thị trường “nội địa” cho quốc đảo này. 

You may also like...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *