Mô hình nuôi Dông kết hợp nuôi Thỏ rừng

Lâu nay người dân chủ yếu bắt dông trong tự nhiên nhưng nguồn dông tự nhiên rồi cũng cạn dần, số lượng bắt được ngày càng ít, cung không đủ cầu, săn bắt ngày càng khó khăn hơn. Thỏ rừng là loài không dễ săn bắt và số lượng còn lại rất ít trong tự nhiên nhưng hiện nay nhu cầu tiêu thụ thị trường ngày một tăng.

Nuôi Dông và thỏ

Dựa vào đặc điểm sinh học và môi trường sống của các loài, ý tưởng nuôi dông và nuôi thỏ rừng lai nảy sinh nhưng để nuôi kết hợp chung 2 loài này thì hầu như chưa ai nghĩ đến. Nếu kết hợp nuôi chung hai loài động vật này sẽ tiết kiệm được chi phí làm chuồng, công chăm sóc và có thể tận dụng thức ăn thừa của thỏ cho dông ăn hoặc ngược lại. Kết quả sẽ làm giãm chi phí đầu tư và tăng cao lợi nhuận.

Trên cơ sở những hiệu quả của việc kết hợp nuôi dông và thỏ rừng và xuất phát từ thực tế địa phương còn nhiều diện tích đất bỏ hoang do thiếu nước sản xuất, hoặc chủ yếu quanh năm chỉ trồng cây lúa nên hiệu quả kinh tế không cao. Vì vậy Trung tâm thông tin và Ứng dụng tiến bộ KHCN kết hợp với phòng kinh tế và Hạ tầng huyện Hàm Thuận Bắc đề xuất thực hiện đề tài: “Xây dựng mô hình nuôi dông kết hợp với nuôi thỏ rừng lai tại xã Thuận Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận”.Triển khai, thiết kế xây dựng mô hình với quy mô ban đầu là 1.000m2 tại hộ ông Hồ Minh Luân – xã Thuận Hòa.

Tiến hành xây chuồng:

+ Chuồng nuôi dông thường phẩm với diện tích 800m2: đào sâu xuống đất 1m và dùng lưới chủ lót chân kiềng. Sau đó sử dụng gạch tap lô xây dựng xung quanh chuồng nuôi, gạch cao 1,5m; phía bên trong chuồng có ốp thêm 1 hàng gạch men cao 20cm phía trên để tạo độ trơn cho dông không thể bám lên thành chạy ra ngoài. Ở các góc thấp của chuồng làm các lỗ thoát nước để không bị ứ nước khi trời mưa. Các lổ này được che lại bằng lưới để dông không bò ra ngoài được. Sau đó, sử dụng cát đỏ, đổ thành từng đống theo hình dạng tự nhiên. Trong chuồng trồng thêm 1 số cây như cỏ voi, trứng cá để tạo bóng mát cho dông, thỏ sinh trưởng và phát triển.

+ Tiếp tục xây dựng chuồng nuôi dông con: Tương tự như xây dựng chuồng nuôi dông thương phẩm, xây dựng gạch cao 1,5m. Phía dưới đáy chuồng lót gạch bát tràng. Phía trên đổ cát lên khoảng 0,5m – 1m, cát được đổ tự nhiên thành từng đống để cho dông tự đào hang sinh sống.

+ Đối với chuồng nuôi thỏ thì trong chuồng nuôi dông thương phẩm chúng tôi dùng tôn phibrô xi Măng để làm mái che cho thỏ trú mưa và nghỉ trưa.

+ Với diện tích trên thả khoảng 20kg dông giống. Điều cần chú ý là sau khi xây dựng xong chuồng nuôi dông thương phẩm nên tạo trong chuồng nuôi có cây tạo bóng mát và tạo cho dông có nơi trú ẩn. Tiếp sau tiến hành thả thỏ giống vào với số lượng ban đầu 9 con thỏ giống.

Phương pháp cho ăn:

+ Đối với dông: nguồn thức ăn chủ yếu là thức ăn thực vật: các loại rau, quả như rau muống, rau lang, cà chua, dưa hồng, lá, hoa, nụ, quả thanh long…Đặc biệt, chồi non xương rồng và cỏ dại được xem là món “khoái khẩu” nhất của dông,…Ngoài còn ăn côn trùng (bướm, sâu non, giun đất…), trứng của loài bọ cánh cứng.

– Mỗi ngày cho ăn 2 lần: sáng và trưa.

– Chia thức ăn thành nhiều cụm cách nhau để tránh sự tranh giành, cắn xé.

– Nếu thời tiết khô hanh, cần tưới nước hoặc tạo một vài nơi uống nước cố định:

+ Đối với thỏ: 2 loại thức ăn:

– Đối với thức ăn xanh: Tận dụng nguồn thức ăn còn lại sau khi dông ăn xong. Ngòai ra không nên cắt và dự trữ quá lâu, cần rửa sạch, phơi trong bóng mát (không phơi trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời) để giảm bớt lượng nước có trong rau để phòng bệnh chướng hơi, đầy bụng trước khi cho ăn. Các loại củ quả nên cắt thành miếng nhỏ, loại bỏ những phần bị hư thối.

– Đối với thức ăn tinh: Thức ăn hạt cần phơi khô dự trữ nhưng không được để ẩm mốc, không nên nghiền quá nhỏ, nên để ở dạng mảnh (chúng ta có thể sử dụng cám gạo)

Nên tập trung khẩu phần thức ăn tinh vào ban ngày, thức ăn thô xanh cho ăn chủ yếu vào buổi chiều và tối.

Có thể sử dụng ao hồ quanh nhà để trồng rau muống và tận dụng nguồn rau xanh dư thừa làm thức ăn cho dông thỏ.

+ Những điều cần chú ý khi nuôi dông kết hợp nuôi thỏ:

– Đối với hộ dân nuôi gần khu vực núi thì bà con nên bao lưới trong chuồng nuôi để tránh mèo vào bắt thỏ gây thiệt hại kinh tế

– Đề phòng một số bệnh trên dông và thỏ:

* Đối với dông: Dông bị nấm da đầu, Dông bị loét mắt (có mụt trái ở mắt làm dông bị mù mắt), Dông bị lỡ miệng, hư răng không ăn được. Theo kinh nghiệm thì có thể dùng thuốc Ampiciline để kháng viêm nhiễm hay dùng thuốc Metronidazol. Trong các trường hợp phát hiện dông bị đường tiêu hoá, có thể bổ sung vitamin B1, để kích thích đường tiêu hoá chống suy dinh dưỡng cho đàn dông.

* Đối với thỏ:

@ Bệnh sình bụng, tiêu chảy: Nguyên nhân là do loại thức ăn, nước uống và những yếu tố gây mất vệ sinh. Có thể sử dụng Streptomycin pha loãng cho uống 2 – 4 lần/ ngày, kết hợp với việc sử dụng nước chiết xuất từ các loại lá có chất chát như búp ổi, búp trà,… và tiêm hoặc uống viatamin A, B để tăng sức đề kháng.

@ Bệnh ghẻ: Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh. Có thể sử dụng thuốc Ivermectin để phòng bệnh ghẻ với liều phòng bằng 1/2 liều điều trị, cách 3 tháng tiêm lặp lại.

@ Bệnh viêm mũi: Do điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột. Khi thỏ mới có biểu hiện chảy nước mũi, hắt hơi cần phải thay đổi môi trường vệ sinh và nhỏ thuốc Streptomycin.

 >>>Xem thêm:

– Cách chăm sóc đất – sóc bông – sóc bay

– Nuôi chồn nhung đen

– Kỹ thuật nuôi và chế biến tắc kè

 


You may also like...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *