Kiểm soát an toàn thủy sản nuôi xuất khẩu vào EU
Kiểm soát với cơ nuôi, vùng nuôi
Cơ sở nuôi cung cấp nguyên liệu cho chế biến để xuất khẩu sang thị trường EU phải sử dụng con giống đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 1, Điều 23 Luật Thủy sản năm 2017 và các quy định tương ứng của pháp luật về thú y đối với con giống.
Thủy sản phải đảm bảo an toàn theo quy định của EU. Ảnh minh họa
Sử dụng thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Thủy sản năm 2017. Chỉ sử dụng hóa chất, chế phẩm sinh học, thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư số 26/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018.
Sử dụng hóa chất, thuốc thú y được cấp phép lưu hành tại Việt Nam trong quá trình nuôi theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, bảo đảm tuân thủ đúng quy định của Việt Nam, Quy định EU số 37/2010 và các quy định sửa đổi bổ sung của EU.
Đáp ứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 13 Chương IV của Quy định EU số 2022/22923 và các quy định sửa đổi, bổ sung quy định này (trừ các đối tượng nuôi, sản phẩm quy định tại khoản 2, Điều 5 Quy định EU số 2022/2292).
Cơ sở nuôi đảm bảo lưu giữ tài liệu, hồ sơ, thông tin liên quan đến quá trình nuôi, cụ thể: giống thủy sản, thức ăn, thuốc thú y thủy sản và sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản dùng trong quá trình nuôi trồng thủy sản, thời điểm và sản lượng thu hoạch, nơi xuất bán theo quy định về truy xuất nguồn gốc nêu tại điểm e khoản 2 Điều 42 Luật Thủy sản năm 2017; quy định tại Mục III, Phần A, Phụ lục 1, Quy định EC số 852/20044 và các quy định sửa đổi bổ sung quy định này.
Cùng đó, cơ sở nuôi thủy sản được thẩm định, chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư này hoặc đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực hoặc đã thực hiện ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn và được kiểm tra việc thực hiện các nội dung đã cam kết theo quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quy định phương thức quản lý điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT.
Kiểm soát nhuyễn thể hai mảnh vỏ
Đối với nhuyễn thể hai mảnh vỏ (NT2MV), vùng thu hoạch, nuôi lưu đáp ứng quy định theo Thông tư 33/2015/TTBNNPTNT ngày 8/10/2015 của Bộ NN&PTNT quy định về giám sát vệ sinh, an toàn thực phẩm trong thu hoạch NT2MV.
Cơ sở làm sạch, chế biến NT2MV đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo Quy chuẩn kỹ thuật số QCVN 02- 07:2009/BNNPTNT Cơ sở sản xuất NT2MV- Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm) của Bộ NN&PTNT và đáp ứng các quy định liên quan đến xử lý nhiệt (nếu có) được quy định tại Phụ lục III, phần VII, Chương II Quy định EU 853/20045.
Vùng thu hoạch, nuôi lưu, cơ sở làm sạch cung cấp nguyên liệu và cơ sở chế biến NT2MV xuất khẩu vào thị trường EU phải đăng ký để EU phê duyệt theo quy định tại Điều 16, Chương V, Quy định EU số 2022/2292 và các quy định sửa đổi, bổ sung quy định này.
Cũng theo quy định mới này, vùng thu hoạch, nuôi lưu NTHMV được kiểm soát theo quy định Thông tư 33/2015/TT-BNNPTNT ngày 8/10/2015; Cơ sở làm sạch, chế biến NT2MV xuất khẩu vào thị trường EU được thẩm định, chứng nhận điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT.
PV
Bình luận gần đây