Hướng dẫn phương pháp tính giá thành cá tra nguyên liệu
Nội dung Thông tư đã đề cập việc hướng dẫn phương pháp điều tra, xác định chi phí sản xuất, tính giá thành cá tra nguyên liệu của các vụ sản xuất trong điều kiện sản xuất bình thường không có thiên tai, dịch bệnh. Việc thực hiện điều tra, khảo sát và tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát để xác định chi phí sản xuất, tính giá thành cá tra nguyên liệu thực tế phải dựa trên những nguyên tắc: Trình độ và điều kiện sản xuất; Tính đúng, đủ chi phí sản xuất thực tế của các cơ sở nuôi cá tra; Tài liệu ghi chép, phỏng vấn, điều tra, xác minh trực tiếp từ cơ sở nuôi và người lao động ; Số liệu thống kê tối đa trong 3 năm liền kề; Giá thị trường tại thời điểm hoặc gần nhất với thời điểm cần xác định chi phí sản xuất và tính giá thành cá tra nguyên liệu; Chi phí sản xuất quy về cho một ha (đồng/ha mặt nước nuôi); Đơn vị tính năng suất cá tra nguyên liệu thống nhất tấn/ha mặt nước nuôi; Đơn vị tính giá thành cá tra nguyên liệu là đồng (VNĐ) cho một kg (đồng/kg) và được xác định tại nơi sản xuất.
Theo Thông tư, giá thành cá tra nguyên liệu sẽ được tính định kỳ 2 lần/năm Ảnh: Lê Hoàng Vũ
Thông tư cũng hướng dẫn về phương pháp điều tra, xác định chi phí sản xuất cá tra nguyên liệu trong năm với điều kiện sản xuất bình thường (không có thiên tai, lũ lụt và dịch bệnh) làm căn cứ để UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nuôi cá tra nguyên liệu tính giá thành cá tra nguyên liệu; Hiệp hội cá Tra Việt Nam công bố giá sàn mua cá tra nguyên liệu.
Căn cứ các hướng dẫn tại Thông tư này, định kỳ ít nhất 2 lần/năm, Sở Tài chính, Sở NN&PTNT phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức điều tra, khảo sát chi phí sản xuất và tính giá thành cá tra nguyên liệu; tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát theo phụ lục kèm theo.
Bình luận gần đây