Giữa căng thẳng Nga – Ukraine, nhiều doanh nghiệp thủy sản vẫn “trúng” lớn
Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, chỉ tính riêng năm 2021, Nga và Ukraine nằm trong top 20 quốc gia nhập khẩu nhiều cá ngừ của Việt Nam nhất. Vì thế khi xung đột nổ ra, nhiều đơn hàng Việt Nam xuất khẩu buộc phải quay về, giao dịch xuất khẩu cá ngừ sang 2 nước nói trên đều phải tạm dừng do rủi ro về giao dịch ngân hàng.
Tình hình căng thẳng tại Ukraine
Bên cạnh đó, Nga và Ukraine còn là nhà cung cấp dầu hướng dương quan trọng nhất cho thị trường toàn cầu, trong đó có cả Việt Nam. Do vậy nếu cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine tiếp tục leo thang sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngành cá ngừ. Không dừng lại ở đó, cuộc khủng hoảng này còn khiến giá nhiên liệu và nguyên liệu thức ăn thủy sản tăng cao, gây khó khăn trực tiếp cho ngư dân nói riêng và người dân trên thế giới nói chung.
Thị trường chứng khoán cũng bị ảnh hưởng không ít, tuy nhiên cổ phiếu của các “ông lớn” ngành thủy sản như CTCP Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC), CTCP Thực phẩm Sao Ta (HOSE: FMC), CTCP Nam Việt (HOSE: ANV),.. vẫn tiếp tục có những chỉ số tích cực.
Giá cổ phiếu của “nữ hoàng cá tra” Trương Thị Lệ Khanh tăng trở lại sau khi bứt phá khoảng 30% kể từ đầu năm, từ mức 60.000 đồng/cổ phiếu lên ngưỡng gần 80.000 đồng/cổ phiếu, đưa vốn hoá doanh nghiệp leo lên mức 14.847 tỷ đồng. Doanh thu xuất khẩu trong tháng 1 tăng 23% lên gần 800 tỷ đồng và triển vọng cho năm 2022 thêm tươi sáng.
Đầu tháng, CTCP Thực phẩm Sao Ta cũng công bố kết quả kinh doanh tháng 2/2022 với doanh số tiêu thụ đạt 11.3 triệu USD, tăng 19% so cùng kỳ. Cổ phiếu FMC tăng hơn 22% trong một tháng trở lại đây, đạt mốc 62,500 đồng/cổ phiếu.
ANV cũng không kém cạnh khi vừa mới thành lập Công ty TNHH MTV Bất Động Sản Nam Việt với số vốn điều lệ lên đến 81 tỷ đồng, mã chứng khoán của công ty này tăng lên 41,500 đồng/cổ phiếu trong chiều 13/3.
Hương Loan
Tổng hợp
Bình luận gần đây