Đồng ý thí điểm chế biến và xuất khẩu cá nóc

Theo đó, doanh nghiệp trên chỉ được phép thu mua nguyên liệu cá nóc thuộc loài không độc (cá nóc xanh, cá nóc răng mỏ chim, cá nóc bạc), còn nguyên vẹn, đảm bảo kích cỡ, tươi và được bảo quản đúng cách. Mục tiêu của đề án này nhằm đặt ra mỗi năm tại Khánh Hòa sẽ thu mua từ 500 – 600 tấn các nóc, qua chế biến số lượng sản phẩm xuất khẩu đạt từ 200 – 240 tấn và có giá trị xuất khẩu từ 6 tỷ đồng trở lên, với giá khoảng 1500 USD/tấn.

Chế biến cá nóc. Nguồn Internet.

Việc triển khai đề án này được đặt dưới sự giám sát, quản lý chặt chẽ của các nhà chuyên môn; đồng thời thực hiện theo đúng quy trình nghiêm ngặt từ khâu thu mua, tàu vận chuyển, quá trình chế biến, kiểm tra sản phẩm… để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo các tiêu chuẩn của Việt Nam và Hàn Quốc. Mỗi lô hàng cá nóc xuất khẩu bắt buộc phải được đăng ký kiểm tra chất lượng, kiểm tra độc tố Tetrodotoxin, được Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản (Nafiqad) cấp giấy chứng nhận.

Các vùng biển Việt Nam có khoản 46 loài cá nóc, với trữ lượng khoảng 37.000 tấn, trong đó vùng biển Trung bộ chiếm phần lớn. Do nhiều loài cá nóc có chứa độc tố nên lâu nay thường xảy ra tình trạng ngộ độc do sử dụng cá nóc làm thực phẩm. Việt Nam chưa có thuốc điều trị ngộ độc cá nóc nên tỉnh Khánh Hòa từ lâu đã nghiêm cấm khai thác loại cá này.

You may also like...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *