Cơ hội cho cá tra tại thị trường Trung Quốc

Trung Quốc có sức mua rất lớn

Thị trường Trung Quốc có sức mua rất lớn

Đừng xuất tiểu ngạch

Công ty TNHH Vạn Đạt, một trong 10 doanh nghiệp chỉ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, năm 2016, kim ngạch đạt 44 triệu USD. Tổng Giám đốc Lục Đông Thái bày tỏ, sang Trung Quốc có thuận lợi là đi được cả đường bộ và đường biển, tuy nhiên kiểm tra kháng sinh trên đường bộ còn yếu và đây là nỗi lo hiện nay, vì Trung Quốc đang yêu cầu chất lượng cao, truy xuất được nguồn gốc. Bên cạnh, tình trạng phản bội nhau giữa hai bên còn nhiều. Theo ông, xuất khẩu cần có hợp đồng rõ ràng để chia sẻ khó khăn mới bền vững.

Ông Võ Đông Đức, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP XNK Thủy sản Cần Thơ (Caseamex) cho biết, Trung Quốc có sức mua rất lớn, sử dụng cá tra nguyên liệu gần giống với Việt Nam từ fillet đến phụ phẩm và nguyên con xẻ bướm. Vấn đề lớn nhất của thị trường Trung Quốc là thanh toán, nếu xuất chính ngạch thanh toán ngoại tệ không đáng ngại, còn xuất tiểu ngạch thì thanh toán ngoại tệ không nhiều và dễ bị nợ.

Ông Cen Jian, Tổng thư ký Hội Thương mại ngành thủy sản Hội Công thương toàn quốc – đơn vị tổ chức Triển lãm thủy sản quốc tế Trung Quốc, đề nghị các doanh nghiệp nên xuất khẩu chính ngạch. Bởi vì, xuất khẩu chính ngạch sẽ quan hệ được với doanh nghiệp lớn có uy tín của Trung Quốc; còn xuất khẩu biên mậu (tiểu ngạch) hầu hết qua doanh nghiệp nhỏ, không an toàn, không phát triển được kinh doanh.

Đại diện Hiệp hội Thủy sản Sóc Trăng nêu hiện tượng thương lái Trung Quốc sẵn sàng mua tôm bơm tạp chất, cho rằng đó là nhu cầu của Trung Quốc, có đúng không? Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại TP Hồ Chí Minh Wang Zhenbao khẳng định: “Không đúng, đó là luận điệu của người làm ăn bất hợp pháp. Chính phủ Trung Quốc kiên quyết chống thương lái ra nước ngoài hoạt động bất hợp pháp”. Ông giải thích, chênh lệch thương mại giữa hai nước rất lớn nên Chính phủ Trung Quốc cho hoạt động biên mậu rộng rãi để cân bằng lại. Tuy nhiên, qua đó cũng nảy sinh nhiều nguy cơ, “doanh nghiệp Việt Nam và cả doanh nghiệp Trung Quốc đều gặp lừa dối, bị mất tiền, chúng tôi nhận được khiếu nại của cả hai bên rất nhiều”. Theo ông, để ngăn chặn, các doanh nghiệp cần lựa chọn đối tác có uy tín.

Nắm cơ hội

Bà Fu Jian Bing, Tổng thư ký Hiệp hội Thủy sản Yue Xi tỉnh Quảng Đông, cho biết tháng 6/2017, Triển lãm Thủy sản Quốc tế Trung Quốc sẽ được tổ chức ở thành phố Zhan Jiang. Đây là thành phố ven biển gần EU nhất trên địa lý Trung Quốc, nổi tiếng với danh hiệu “thành phố tôm sú”. Bà nói: “Chúng tôi chân thành kính mời các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, các nhà thu mua thủy sản và các doanh nghiệp bán lẻ cùng hội tụ ở Zhan Jiang.

Nhận định của Hiệp hội Cá tra Việt Nam, bằng cách hợp tác với các doanh nghiệp Trung Quốc có uy tín và tạo dựng thương hiệu cá tra Việt Nam, thì cá tra có thể xuất hiện ở 30% nhà hàng Trung Quốc. Nhu cầu cá tra tại thị trường này sẽ tăng 3 lần trong vòng 2 năm tới so với hiện tại. Cần chú ý, thị trường Trung Quốc đang đòi hỏi tiêu chuẩn cao về an toàn thực phẩm, không còn là thị trường dễ tính. Theo nhóm cố vấn và nghiên cứu lương thực và kinh doanh nông nghiệp ngân hàng Rabobank: “Nếu 20 năm qua, Trung Quốc là nhà máy chế biến thủy sản hàng đầu thế giới, thì trong 20 năm tới, quốc gia này sẽ lột xác thành người tiêu dùng thủy sản khổng lồ”. Đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam.

>> Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Cá tra Việt Nam, ông Võ Hùng Dũng cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nắm bắt các cơ hội, chủ động làm quen với thị trường Trung Quốc. Bởi doanh nghiệp Trung Quốc cũng muốn mua bán chính ngạch, phát triển thương mại ổn định.

You may also like...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *