Chile: Xuất khẩu thủy sản tháng 9 giảm mạnh

Xuất khẩu cá hồi di cư và cá hồi không di cư, chiếm phần lớn giá trị kim ngạch, đạt 465 triệu USD, giảm 2,4%. Trong khi đó, bột cá chứng kiến mức giảm mạnh nhất, giảm 37,9%, xuống còn 26 triệu USD.  

Nhiều sản phẩm khác cũng sụt giảm đáng kể, gồm cá sòng giảm 5,7%, còn 20 triệu USD; dầu cá giảm 30,8%, còn 16 triệu USD; nhím biển giảm 40%, còn 10 triệu USD và cá tuyết đại dương giảm 29,9%, còn 5 triệu USD.  

Dù tổng kim ngạch giảm, một số sản phẩm lại ghi nhận mức tăng đáng chú ý. Xuất khẩu vẹm xanh tăng 14,6%, đạt 21 triệu USD; mực nang tăng 20,7%, đạt 13 triệu USD và cá tuyết Hake tăng mạnh 36,4%, đạt 9 triệu USD. Ngoài ra, cua hoàng đế tăng 4,6%, đạt 8 triệu USD và Carrageenan, chất phụ gia chiết xuất từ rong biển tăng 7,1%, đạt 7 triệu USD.  

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Chile trong tháng 9, với giá trị đạt 97 triệu USD, tăng 8,7%, chiếm 15,6% tổng kim ngạch. Sự tăng trưởng chủ yếu đến từ cá hồi (tăng 30,4%, đạt 77 triệu USD) và mực nang (tăng 104,2%, đạt 2 triệu USD).

Tây Ban Nha cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh, đạt 25 triệu USD (tăng 43,3%), chiếm 4% tổng xuất khẩu. Các mặt hàng chính gồm cá tuyết Hake (tăng 55,1%, đạt 6 triệu USD), mực nang (tăng 97%, đạt 6 triệu USD) và vẹm xanh (tăng 60,5%, đạt 5 triệu USD).

Xuất khẩu thủy hải sản Chile tại Nigeria đạt mức tăng kỷ lục, lên tới 502,2%, với giá trị 10 triệu USD. Kết quả này chủ yếu nhờ xuất khẩu cá sòng tăng hơn 5.000%, đạt 10 triệu USD, cùng với cá hồi tăng 24%, đạt 11.000 USD.

Ngược lại, một số thị trường trọng điểm ghi nhận sự giảm sút, đặc biệt là Mỹ, thị trường lớn nhất của Chile, giảm 5,3%, xuống còn 221 triệu USD. Các thị trường khác như Brazil giảm 0,7%, còn 61 triệu USD; Trung Quốc giảm 13,6%, còn 53 triệu USD; Nga giảm 48,1%, còn 23 triệu USD và Mexico giảm 7,3%, còn 14 triệu USD cũng ghi nhận mức giảm tương tự.  

Lan Khuê

Theo UCN

You may also like...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *