Biết người biết ta, giữ đà tăng trưởng…

Giải pháp chủ yếu của các doanh nghiệp hiện nay là hoạt động cầm chừng và bám sát tình hình; đồng thời, tận dụng khoảng thời gian này sắp xếp lại vấn đề tài chính, tránh phụ thuộc tín dụng, hạn chế đòn bẩy tài chính, đặc biệt trong giai đoạn chi phí đang tăng cao. Cùng với đó, cố gắng duy trì được lực lượng công nhân, duy trì lãi suất chờ cơ hội, tiết giảm giá thành, đồng thời cân bằng nguồn vốn để đảm bảo sản xuất. Nhà nước cũng sẽ có những chính sách kèm theo để hỗ trợ, nhưng doanh nghiệp cũng cần chủ động. Xu hướng tiêu dùng đang trong giai đoạn lạm phát, nên nhu cầu cũng sẽ chuyển dịch sang các sản phẩm giá thành rẻ. Do đó, thực phẩm thủy sản vẫn có hy vọng tiêu thụ nhiều hơn so với các nhóm thực phẩm đắt đỏ khác. Về lâu dài, các doanh nghiệp cần nâng cao tính hiện đại hóa, để đưa ngành thủy sản Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có trình độ chế biến cao trên thế giới; phát triển mang tính bền vững, bao gồm sản xuất xanh đi kèm trách nhiệm xã hội.

Thủy sản Việt Nam đã có vị trí cao trên bản đồ thủy sản thế giới ở khả năng cung cấp, nên sau khi thị trường ổn định, các nhà nhập khẩu chắc chắn sẽ tìm đến Việt Nam, do đó, các doanh nghiệp phải luôn trong tâm thế sẵn sàng. Bài học thị trường từ đại dịch COVID-19 vẫn còn mới, các doanh nghiệp cần tận dụng những kinh nghiệm đã có để áp dụng trong giai đoạn này. “Sức khỏe” của doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đang trong thời kỳ tốt hơn các năm trước, nên chúng ta cũng không nên quá bi quan về tình hình năm 2023, nhưng cũng phải chuẩn bị cho những thách thức kéo dài, hy vọng đây sẽ là một năm “vạn sự khởi đầu nan”.

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *