Bệnh trùng bánh xe và nấm thuỷ mi ở cá
Bệnh ở cá cũng như bệnh ở các động vật thuỷ sản khác xảy ra là do sự tương tác giữa vật chủ có tính mẫn cảm với bệnh, trong điều kiện môi trường không thuận lợi, cùng với sinh vật gây bệnh có sẵn trong môi trường cũng như cơ thể cá.
Bệnh trùng bánh xe:
– Dấu hiệu bệnh lý: Khi cá mới mắc bệnh, trên thân có nhiều nhớt hơi t
– Tác nhân gây bệnh: Bệnh trùng bánh xe do loại vi khuẩn có tên kHoa học Trichodina, Trichodinella, Tripartiella gây ra.
– Phân bố và lan truyền: Trùng bánh xe phân bố rộng, gây bệnh chủ yếu ở giai đoạn cá hương cá giống (tỷ lệ cảm nhiễm bệnh cao từ 80 – 100%). Sau khi phát bệnh cá chết hàng loạt. Bệnh xuất hiện nhiều vào các mùa xuân, mùa hè, mùa thu; trong mùa đông bệnh ít phát triển.
– Phòng và trị: Dùng phèn xanh (CuSO4), sử dụng theo 2 cách: Tắm cho cá ở nồng độ 2 – 5 ppm (2 – 5 gr thuốc/m3 nước) trong thời gian 5 – 15 phút. Hoà thuốc tan trong nước phun xuống ao với nồng độ 0,5 – 0,7 ppm. Kết quả trị bệnh theo phương pháp này đạt kết quả khá tốt.
Bệnh nấm thuỷ mi ( Bệnh trắng da):
– Dấu hiệu bệnh lý: Khi mới bị bệnh trên da cá, da ba ba… xuất hiện những vùng trắng, xám, ở đó có những sợi nấm nhỏ, mềm; sau vài ngày sợi nấm phát triển thành búi trắng như bông, có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Trứng cá bị bệnh có màu trắng đục, xung quanh có nhiều sợi nấm làm cho trứng bị ung.
– Phân bố và lan truyền: Bệnh nấm thuỷ mi không chọn các ký chủ, tất cả các loài thuỷ sản đều có thể bị bệnh. Trong các ao nuôi mật độ dày, nước bẩn đều có thể xuất hiện bệnh nấm. Bệnh nấm phát triển mạnh nhất ở nhiệt độ nước từ 18 – 25oC. Miền Bắc nước ta bệnh nấm phát triển mạnh vào mùa xuân, cuối thu và mùa đông…
– Phòng và trị: Áp dụng phương pháp phòng chung. Có thể dùng muối ăn tắm cho động vật thuỷ sản ở nồng độ 2 – 3 % trong 15 – 30 phút. Ngoài ra dùng Chlorin hoà nước phun đều xuống ao với lượng 1ppm (1 gam/1m3 nước). Phun trong 2 ngày liên tục.
>>>Thủy sản
Bình luận gần đây