Bộ Thương mại Mỹ (DOC): Quyết định sơ bộ thuế chống bán phá giá tôm
Các doanh nghiệp nhập khẩu tôm nước ấm của Mỹ khi mua tôm từ công ty Sociedad Nacional de Galapagos (Songa), một trong những nhà sản xuất tôm lớn nhất Ecuador, sẽ phải chịu mức thuế chống bán phá giá sơ bộ là 10,58%, đòi hỏi ký quỹ trước bằng tiền mặt.
Một cơ sở chế biến tôm của Ecuador. Nguồn: Shutterstock
Nhập khẩu tôm từ công ty Industrial Pesquera Santa Priscila chịu mức thuế “de minimis” 1,54%, do đó việc yêu cầu ký quỹ là không bắt buộc. Các nhà cung cấp tôm còn lại của Ecuador sẽ bị áp mức thuế chống bán phá giá 10,58% và mức ký quỹ trước bằng tiền mặt là 10,18%.
DOC cũng thông báo rằng các công ty nhập khẩu tôm từ doanh nghiệp Bahari Makmur Sejati (BMS) của Indonesia sẽ không bị yêu cầu trả thuế chống bán phá giá. Công ty tôm First Marine Seafoods/Khom Foods và các nhà sản xuất tôm khác của Indonesia bị áp thuế sơ bộ 6,3%. Quyết định cuối cùng sẽ được công bố ngày 4/10/2024.
Sau khi điều chỉnh, các nhà nhập khẩu tôm từ Santa Priscila sẽ chịu mức thuế đối kháng (CVD) 2,89% thay vì 13,41% như đã công bố trước đó. Tất cả các nhà sản xuất tôm còn lại của Ecuador cũng được điều chỉnh về mức 2,89%, giảm so với 7,55% trước đó. Tuy nhiên, tôm nhập khẩu từ Songa chỉ chịu tỷ lệ CVD 1,69% và không đòi hỏi ký quỹ.
Liên quan đến CVD, các nhà nhập khẩu tôm bị yêu cầu ký quỹ 4,72% khi mua tôm từ công ty Devi Sea Foods, 3,89% từ Sandhya Aqua Exports, và 4,36% từ các nhà cung cấp tôm khác của Ấn Độ. Đối với tôm Việt Nam, mức ký quỹ là 2,84% cho Stapimex, 196,41% cho Thong Thuan, và 2,84% cho các nhà cung cấp khác.
>> Cuộc điều tra thuế chống bán phá giá và CVD được khởi xướng sau khi Hiệp hội Chế biến Tôm Mỹ, một tổ chức đại diện cho các nhà thu hoạch và chế biến tôm nội địa Mỹ – cung cấp 85% tôm nước ấm đông lạnh cho thị trường Mỹ, nộp đơn lên ITC và DOC. Họ khiếu nại: tôm nuôi nhập khẩu vì được trợ cấp bởi chương trình của các quốc gia xuất khẩu nên giá tôm rẻ hơn rất nhiều, khiến tôm nội địa khó tiêu thụ.
An Vy
Theo Undercurrentnews
Bình luận gần đây