Đồng Tháp: Định hướng VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm

Hiện, tổng diện tích thả nuôi tôm càng xanh trên địa bàn tỉnh là 1.088 ha, đạt 108,78% so kế hoạch năm 2014. Việc phát triển nuôi tôm càng xanh ở tỉnh đang trở thành thế mạnh sau con cá tra trong nhiều năm qua, mô hình một lúa – một tôm đã trở thành phổ biến. Được sự hỗ trợ của Tổng cục Thủy sản, tỉnh đã triển khai thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh theo hướng VietGAP cho Chi hội nuôi tôm càng xanh với tổng số 60 hộ/80,65 ha thuộc ấp Bình Dân, xã Nhị Mỹ, huyện Cao Lãnh; Huyện Tam Nông tổ chức tập huấn và phát sổ tay ghi chép nuôi tôm càng xanh theo hướng VietGAP cho 66 hộ/603 ha. Bên cạnh đó, sản phẩm cá rô phi đã được chứng nhận tiêu chuẩn ASC với 33.973 m3/120 bè ở huyện Châu Thành và đang áp dụng GlobalGAP trên cá điêu hồng với 106 vèo, bè trên địa bàn xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh.

Mô hình tôm càng xanh theo VietGAP cho hiệu quả cao    Ảnh: Diệu Lữ 

Tuy nhiên, việc ứng dụng GAP trong nuôi trồng thủy sản cũng còn gặp nhiều khó khăn như phí tư vấn chứng nhận GAP nói chung còn cao nên người dân chưa tích cực hưởng ứng. Do đó, trong định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản thời gian tới, ngành thủy sản tập trung phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với nhu cầu thị trường, phát triển các hình thức và phương pháp phù hợp với điều kiện sinh thái, lợi thế cụ thể từng địa phương để tạo ra sản phẩm an toàn, có tính cạnh tranh cao.

You may also like...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *