Nuôi thủy sản nước ngọt tại Brazil

Đa dạng hóa giống thủy sản

Nuôi trồng thủy sản (NTTS) tại Brazil mang lại trị giá 3,0 tỷ real Brazil, tương đương 987,4 triệu USD/năm. Theo Bộ Thủy sản nước này, năng suất toàn ngành thực phẩm năm 2013 đạt 476.000 tấn, tăng 56% so với sản lượng cách đây 12 năm. Bởi vậy, NTTS đang được củng cố và coi là nguồn cung cấp thực phẩm thủy sản chủ đạo.

Theo thống kê của Viện Địa lý và Thống kê Brazil, giữa những loài thủy sản nuôi hiện nay, rô phi vằn (Oreochromis niloticus) chiếm 43% tổng sản lượng thủy sản năm 2013. Hoạt động nuôi cá Tambaqui (một loại cá chim sông) chiếm 22,6%. Từ hoạt động thăm dò nhu cầu tiêu thụ thực tế của thị trường, các nhà quản lý Brazil đang hướng tới các đối tượng cá nuôi khác cũng có nhiều tiềm năng, có thể nuôi thương phẩm trên diện rộng. Những loài này gồm cá arapaima (cá sông Amazone); cá da trơn surubins, cá da trơn đốm… Tuy nhiên, để nhân rộng diện tích nuôi thương phẩm những loài cá trên đòi hỏi phải có các kế hoạch nghiên cứu kỹ thuật sản xuất cụ thể mới có thể tiến hành nuôi trong thực tế như như chiến lược nghiên cứu nuôi thương phẩm cá rô phi.

 

Sử dụng hiệu quả ao hồ tự nhiên

Theo Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hiệp quốc (FAO), sản lượng thủy sản toàn cầu năm nay ước đạt 158 triệu tấn. Với sản lượng thủy sản dự tính 20 triệu tấn, Brazil hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ thủy sản của thị trường quốc tế và nội địa. Với vai trò định hướng hoạt động thông qua các dự án cụ thể, chính phủ, cùng với sự tham gia của các thành phần kinh tế tư nhân đã khởi động kế hoạch mang tên “Đẩy mạnh NTTS”, mục tiêu thúc đẩy thủy sản bền vững. Đây cũng là hướng đi của các quốc gia khác như Trung Quốc, Na Uy và Chile.

Brazil sẽ sử dụng hiệu quả ao hồ để nuôi thủy sản – Nguồn: IUCN

Tại Brazil, ao hồ tự nhiên không chỉ được dùng để nuôi thủy sản mà còn phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Năm 1997, nước này ban hành Chính sách nguồn nước quốc gia. Đây là khung pháp lý về quyền sử dụng nước và diện tích công cộng dùng để NTTS; đặc biệt hữu ích khi Brazil hiện có trên 55.000 ha ao hồ nước ngọt đang bỏ không.

Mục tiêu của kế hoạch “Đẩy mạnh NTTS” là mở rộng hoạt động nuôi ở những vùng ao hồ nước ngọt chưa được tận dụng. Bộ Thủy sản Brazil đã đầu tư nghiên cứu sự phân ranh giới giữa các khu NTTS ở nhiều hồ chứa nước cũng như các khu vực ven biển của vùng Santa Catarina và Parana. Những nghiên cứu này dựa trên các chỉ tiêu về bền vững môi trường, xã hội, kinh tế. Theo kế hoạch ban đầu, sẽ có 10 hồ chứa nước được cải tạo thành thành 100 khu nuôi thử nghiệm, tổng diện tích trên 1.920 ha, sản lượng ước tính 227.000 – 284.000 tấn/năm. Cơ quan quản lý nguồn nước quốc gia sẽ là đơn vị cấp giấy phép sử dụng diện tích ao hồ tận dụng làm khu nuôi thủy sản. Cơ quan này cũng thiết lập lượng cá tối đa sẽ được nuôi trong ao hồ bằng phương pháp tính toán năng lực sử dụng mô hình cơ học của nước, do Peter J. Dillon và Frank H. Rigler nghiên cứu và phát triển năm 1994 nhằm tạo ra một ao nuôi hoàn hảo, cho chất lượng sản phẩm tốt hơn.

 

Thách thức

Brazil có khí hậu và hệ sinh vật đa dạng, nguồn nước dồi dào thuận lợi phát triển NTTS. Ý tưởng mở rộng NTTS ở hồ tự nhiên và hồ chứa nước đã có từ sớm, Bộ Thủy sản Brazil là đơn vị tiên phong phát động chiến dịch mở rộng này. Tuy nhiên, dù có sẵn tiềm năng nhưng thách thức mà nước này phải đối mặt cũng không ít. Khó khăn đầu tiên là thủ tục cấp giấy phép chứng nhận đảm bảo thân thiện, bền vững môi trường còn thiếu sự chuẩn hóa khiến chi phí đầu tư tăng vọt, đặc biệt khi có biến đổi khí hậu, khan hiếm nguồn nước hay dịch bệnh. Chưa kể tới sự thiếu hụt an toàn sinh học, các chính sách y tế, sức khỏe vật nuôi cụ thể. Do đó, chính phủ Brazil đã thực hiện cam kết quản lý và chương trình giám sát các hồ chứa nước và vùng ven biển Brazil giữa các địa phương kết hợp phát triển tổng hợp bền vững chuỗi sản xuất giữa những khu vực miễn thuế để giảm thiểu rủi ro kinh tế, xã hội, môi trường.

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *