Thị trường nhập khẩu cá tra của Việt Nam
Mỹ
Dù số lượng các công ty cá tra của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ trong năm nay sụt giảm, nhưng tổng trị giá xuất khẩu mặt hàng này vẫn tăng gần 13% trong 5 tháng đầu năm 2016. Đầu năm 2016, Mỹ đã thay đổi Luật Giám sát chất lượng cá da trơn và tạo không ít áp lực cho các hãng xuất khẩu cá của Việt Nam. Chỉ có hai công ty là Vĩnh Hoàn và Biển Đông có thể xuất khẩu sang thị trường Mỹ với mức thuế 0%.
Theo Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ từ 1/1 – 15/6/2016 đạt 169,213 triệu USD, tăng 15,6% so cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam vẫn giữ vững vị trí nhà cung cấp cá thịt trắng lớn thứ hai thị trường Mỹ, sau Trung Quốc. Ngày 25/5, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua việc hủy bỏ chương trình thanh tra cá da trơn của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).
Nguồn: Hải quan Việt Nam
EU
Xuất khẩu cá tra sang thị trường EU nửa đầu năm 2016 không mấy khả quan khi đối mặt xu hướng giảm liên tiếp. Đến tháng 5/2016, xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt 109,3 triệu USD, giảm 8,1% so cùng kỳ. Trong đó, trị giá xuất khẩu của riêng tháng 5 đạt 22,431 triệu USD, tăng 16,7% so cùng kỳ, nhưng tổng giá trị xuất khẩu từ tháng 1 đến giữa tháng 6/2016 đạt 120,613 triệu USD, giảm 6,9% so cùng kỳ. Trong khối EU, xuất khẩu cá tra sang Anh, Hà Lan lần lượt giảm 3,4% và 20,8%, trong khi, xuất khẩu sang Tây Ban Nha và Đức lần lượt tăng 1,9% và 1,8%.
Trung Quốc, Hồng Kông
Đây là thị trường ghi nhận mức tăng trưởng tương đối tốt. Từ tháng 1 đến tháng 5/2016, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc, Hồng Kông tăng 94,9 triệu USD, tương đương 72,7%. Theo số liệu của Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITC), năm ngoái, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc tương đối ổn định; tuy nhiên, chỉ chiếm khoảng 5% tổng trị giá nhập khẩu cá thị trắng của thị trường này. Như vậy, cá tra của Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với nhiều loại cá thịt trắng khác tại thị trường Trung Quốc như cá minh thái, cá tuyết cod, cá tuyết haddock của Alaska – vốn chiếm tới 90% thị phần cá thịt trắng tại Trung Quốc.
Brazil
Theo ITC, trong năm 2015, nhập khẩu cá đông lạnh của Brazil đã giảm 23% so cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, nhập khẩu fillet cá ướp lạnh/cá tươi/đông lạnh đều giảm 25% giá trị và 22% khối lượng; cá tươi và cá nguyên con cũng giảm 13% giá trị dù tăng 4% khối lượng. Nhập khẩu hầu hết các loại cá thịt trắng đều tụt giảm, trong đó, nhập khẩu cá tra đông lạnh và fillet cá da trơn giảm 37%; fillet cá tuyết hake giảm 18,6%; fillet cá minh thái Alaska đông lạnh giảm 4,2% và cá tuyết cod đông lạnh giảm 32,9% so năm 2014.
Tuy nhiên, 5 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil đạt 32,8 triệu USD, tăng 118,3% so cùng kỳ năm ngoái. Tính đến tháng 4/2016, nhập khẩu fillet cá tra, basa chiếm thị phần cao nhất trong tổng sản phẩm cá thịt trắng nhập khẩu, tương đương 39%. Dù vậy, trị giá giá nhập khẩu cá tra, basa của Bazil trong tháng 5 đạt 5,721 triệu USD, giảm 69% so cùng kỳ năm ngoái.
Bình luận gần đây