Đánh giá 15 năm thực thi Hiệp định hợp tác nghề cá vịnh Bắc bộ Việt Nam – Trung Quốc

Toàn cảnh Hội thảo khoa học đánh giá 15 năm thực thi Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc bộ Việt Nam – Trung Quốc

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; ông Vu Khang Chấn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trung Quốc chủ trì cùng sự tham dự của đại diện lãnh đạo và Sở NN&PTNT các tỉnh, các đơn vị trực thuộc Bộ NN&PTNT hai nước.

Báo cáo Tổng kết 15 năm thực hiện Hiệp định tại Hội thảo cho thấy, hai nước đã có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục, tuyên truyền, tập huấn cho ngư dân, lực lượng kiểm tra, kiểm soát phối hợp trong việc xây dựng đề án, triển khai thực hiện Hiệp định. Sau 15 năm thực hiện, đã góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự trong Vịnh Bắc bộ; xây dựng Vịnh Bắc bộ thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác, tạo môi trường thuận lợi để hai nước phát triển kinh tế nhất là kinh tế biển. Tuy nhiên, hiện nguồn lợi thủy sản vùng Vịnh Bắc bộ đang có chiều hướng suy giảm và bị khai thác quá mức, đặc biệt là một số nghề khai thác xâm hại khai thác sai vùng sai tuyến, ảnh hưởng đến nguồn lợi hải sản.

Ông Vu Khang Chấn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trung Quốc đã chỉ ra 3 điểm trong kết quả hợp tác hai nước sau 15 năm. Thứ nhất là với sự nỗ lực của hai bên, phía Trung Quốc đánh giá tích cực hoạt động của hai nước trong hoạt động nghề cá vùng Vịnh Bắc bộ. Thứ hai, hợp tác nghề cá giữa hai nước đã đạt được thành quả nổi bật, quan hệ ngư nghiệp hai bên tương đối thuận lợi góp phần phát triển kinh tế, ổn định xã hội khu vực Vịnh Bắc bộ. Thứ ba, việc thực thi Hiệp định đã làm sâu sắc hơn việc hợp tác nghề cá hai nước, thúc đẩy, củng cố quan hệ hợp tác hai nước.

Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc bộ có hiệu lực từ năm 2004 đến năm 2019. Là tiền đề tiếp tục tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc về khai thác thủy sản hiệu quả hơn.

>> Nhận định tại Hội thảo, hai bên đều đánh giá cao kết quả thực hiện Hiệp định sau 15 năm qua và mong muốn tiếp tục phát triển hơn trong thời gian tới. Mục tiêu để Vịnh Bắc bộ thành vùng biển hòa bình, ổn định và phát triển; phù hợp với 16 “chữ vàng”: Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai.

You may also like...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *