Nhật Bản tăng nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, giá trị XK cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này trong quý II đạt 7,7 triệu USD, tăng 36% so với quý II/2017, nâng tổng giá trị XK cá ngừ sang thị trường này trong 6 tháng đầu năm lên gần 14 triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2017.

Thăn/philê cá ngừ đông lạnh là sản phẩm XK chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản trong nửa đầu năm 2018, chiếm 50% tổng giá trị XK cá ngừ sang thị trường này. So với cùng kỳ năm 2017, XK thăn/philê cá ngừ đông lạnh và cá ngừ chế biến khác của Việt Nam sang Nhật Bản tăng. Trong khi đó, XK cá ngừ đóng hộp và cá ngừ sống tươi đông lạnh khác giảm.

Trong khi đó, theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), 5 tháng đầu năm nay NK cá ngừ của Nhật Bản chỉ đạt 117 nghìn tấn, trị giá 956 triệu USD, giảm 5% về khối lượng nhưng tăng 9,5% về giá trị

NK khẩu cá ngừ tươi sống và ướp đá của Nhật Bản vẫn tiếp tục giảm, trong khi đó, NK cá ngừ đông lạnh và chế biến đóng hộp tăng so với cùng kỳ năm 2017. Mặc dù NK cá ngừ đông lạnh tăng, nhưng chủ yếu là do NK thăn/philê cá ngừ vằn và cá ngừ albacore đông lạnh để tái sản xuất các sản phẩm sushi và cá ngừ đóng hộp

Bên cạnh đó, hiện cá ngừ sashimi đã trở thành lựa chọn theo mùa của người tiêu dùng Nhật Bản. Nhu cầu tiêu thụ cá ngừ sashimi trong các tháng lễ hội mùa xuân tăng do đó làm tăng NK cá ngừ đông lạnh của Nhật Bản trong những tháng đầu năm.

Thái Lan, Indonesia, Philippines, Việt Nam và Trung Quốc lần lượt là 5 nguồn cung cá ngừ đóng hộp của cho thị trường Nhật Bản trong 5 tháng đầu năm nay. Trong khi Việt Nam chỉ chiếm 3% thị phần tại phân khúc thị trường này, Thái Lan đang chiếm lĩnh thị trường này với thị phần hơn 58%, Indonesia 19% và Philippines 17%.

Giá trung bình NK cá ngừ chế biến đóng hộp vào Nhật Bản năm nay cao hơn năm ngoái. Nếu như năm ngoái, giá trung bình NK cá ngừ đóng hộp vào thị trường này dao động từ 5,15 – 5,4 USD/kg, năm nay giá dao động từ 5,59 – 6 USD/kg.

Còn tại phân khúc thị trường thăn/philê cá ngừ đông lạnh, Việt Nam hiện đang đứng thứ 14 trong số 28 nước XK dòng sản phẩm này sang thị trường Nhật Bản. Hiện các nước quốc đảo đang là nguồn cung chủ lực dòng sản phẩm này cho Nhật Bản.

You may also like...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *