Xuất khẩu 10 tỷ USD, dễ hay khó?
Năm 2019, ngành tôm đặt mục tiêu xuất khẩu mang về 4,2 tỷ USD
Tình hình xuất khẩu thủy sản trong năm 2019 được nhận định vẫn còn những thuận lợi và thách thức đan xen. Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, các doanh nghiệp xuất khẩu cá da trơn Việt Nam sẽ gặp nhiều sự cạnh tranh với Myanmar tại thị trường Trung Quốc, do Liên hiệp Thủy sản Myanmar (MFF) cùng công ty TNHH Global Earth Public đang hoàn thiện dự án tại khu vực Ayeyawady, để sản xuất cá da trơn xuất khẩu. Đối với ngành tôm, ngày 14/1/2019, Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực với Việt Nam; tôm Việt Nam xuất đi Nhật Bản sẽ được hưởng lợi từ Hiệp định này. Các sản phẩm tôm chế biến sẵn với tính tiện dụng cao sẽ tăng trưởng tốt trong thời gian tới do ngành kinh doanh thực phẩm ăn sẵn của Nhật Bản phát triển khi số người độc thân gia tăng, tỷ lệ nội trợ giảm. Dự báo năm 2019, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản sẽ đạt mức tăng trưởng 2 con số so năm 2018.
Năm 2019, ngành tôm đặt mục tiêu xuất khẩu mang về 4,2 tỷ USD, tăng gần 10%, đây là mục tiêu cao và thách thức không nhỏ. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, để thực hiện được mục tiêu này, ngành tôm cần tập trung thực hiện nhiều giải pháp. Đầu tiên và quan trọng nhất là hình thành chuỗi sản xuất khép kín, mà trước hết là tuyên truyền vận động nông dân vào HTX, thực hiện liên kết với doanh nghiệp. Ngoài ra, cần tranh thủ hệ thống với hơn 2.000 cơ sở chế biến, trong đó có hơn 200 nhà máy chế biến hiện đại để đưa ra những dòng sản phẩm chất lượng cao, cung cấp cho thị trường sản phẩm tốt nhất. Bên cạnh đó, tích cực mở rộng thị trường và tập trung quản lý nhà nước, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương để kiểm soát, thanh tra, kiểm tra hướng tới đảm bảo sản xuất sạch.
Với ngành hàng cá tra, để phát triển bền vững hơn, giải pháp lúc này là không nuôi tự phát tràn lan; cần đẩy mạnh liên kết để siết chặt kiểm soát, quản lý… Tập trung ứng dụng những công nghệ mới nhất vào ngành hàng cá tra trên các mặt; trong đó giống là khâu then chốt của chuỗi cá tra, cần đầu tư mạnh hơn và chủ động con giống. Tiến tới xây dựng ngành hàng cá tra theo hướng tập trung, chất lượng, hiệu quả, bền vững…
>> Nhận định từ Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản, đến năm 2019, mức tiêu thụ hải sản của người Việt khoảng 38 – 40 kg/người/năm, thấp hơn nhiều nước trong khu vực. Tuy nhiên, tiêu thụ nội địa của mặt hàng này còn tiềm năng rất lớn, với giá trị ước trên 22 tỷ đồng/năm (tương đương 1 tỷ USD). |
Bình luận gần đây