Mỹ hủy bỏ tất cả lợi ích GSP đối với thủy sản Thái Lan

Đặc biệt, tất cả các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Thái Lan sang Mỹ theo GSP sẽ không còn đủ điều kiện trong chương trình này khi những thay đổi có hiệu lực trong thời gian 6 tháng. Chính phủ Mỹ nói rằng, họ đưa ra quyết định trên là do “những vấn đề về quyền của người lao động kéo dài dai dẳng trong ngành thủy sản và vận tải biển”.

Các sản phẩm thủy sản không được hưởng GSP khi xuất khẩu sang Mỹ bao gồm cá thu bơn, cá sòng giò, cá bạc má, cá tuyết, cá Pollock Alaska, cá da trắng (blue whiting), cá rô phi, cá da trơn, cá chẽm, cá tráp biển, cá chép, thịt cua, cùng với nhiều loại khác. Hiện, các sản phẩm thuộc phạm vi áp dụng GSP trị giá 4,4 tỷ USD nhưng quyết định thu hồi ưu đãi giảm thuế trên sẽ tác động tới khoảng 1/3 các sản phẩm GSP bán tại Mỹ. 

Theo thông báo của Chính phủ Mỹ: “Mặc dù đã có 6 năm triển khai nhưng Thái Lan vẫn chưa đạt được những bước tiến trong thực thi quyền người lao động được quốc tế công nhận trên hàng loạt lĩnh vực được xác định trong kiến nghị 2015 từ Liên đoàn Lao động và Đại hội các Tổ chức công nghiệp Mỹ (AFL-CIO) như thực thi bảo vệ quyền tự do của hiệp hội và đàm phán mở rộng”.

Aye, 11 tuổi, một cô bé nhập cư từ Mianma làm việc cùng mẹ tại một nhà máy lột vỏ tôm ở Thái Lan. Ảnh: ILO

Danh sách các sản phẩm của Thái Lan bị loại ra khỏi GSP tập trung vào các sản phẩm mà Mỹ là thị trường quan trọng đối với các nhà xuất khẩu nhưng các sản phẩm của Thái Lan chỉ chiếm thị phần rất nhỏ trong cơ cấu nhập khẩu của Mỹ. Thai Union, nhà cung cấp cá ngừ đóng hộp lớn nhất thế giới cho biết, Công ty sẽ không bị ảnh hưởng bởi thuế quan tăng vì hiện tại Công ty không buôn bán bất cứ sản phẩm thủy sản hay sản phẩm dành cho thú cưng nào nằm trong danh sách ưu đãi GSP của Mỹ. 

Thiraphong Chansiri, CEO của Thai Union cho biết: “Vào thời điểm này, tôi không cho rằng quyết định này của USTR có tác động gì tới hoạt động kinh doanh của chúng tôi. Thai Union đang hợp tác với các nhà chức trách để cải thiện thực thi quyền của người lao động trong các chuỗi cung ứng toàn cầu trong những năm qua”.

“Năm 2015, Thai Union đã triển khai chiến lược bền vững SeaChange – một kế hoạch tổng thể các sáng kiến được đưa ra nhằm khởi động những cải thiện lớn trên khắp ngành thủy sản toàn cầu. Một nội dung chính của SeaChain là cam kết về quyền của người lao động thông qua việc cung cấp an toàn, việc làm hợp pháp và tự do lựa chọn trong các cơ sở và chuỗi cung ứng”, Chansiri nói thêm.

You may also like...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *