Mỹ: Cấm nhập khẩu tôm Ấn Độ được sản xuất bằng lao động cưỡng bức
Mục 307 của Đạo luật thuế quan năm 1930 cấm nhập khẩu bất kỳ sản phẩm nào được khai thác, sản xuất hoặc chế tạo một phần/toàn bộ bằng lao động cưỡng bức hoặc lao động trẻ em. Theo đó, CBP sẽ thực thi lệnh cấm này. Tuy nhiên, ASPA cũng yêu cầu chi tiết về quy trình truy xuất nguồn gốc của các loại tôm Ấn Độ nhập khẩu, mặc dù đến nay, CBP vẫn chưa nêu rõ về điều này.
Năm 2023, Ấn Độ chiếm 40% sản lượng tôm nhập khẩu của Mỹ, tương đương 650 triệu pound, trị giá 2,3 tỷ USD. Ảnh minh họa.
ASPA cũng đã đệ đơn cáo buộc lên Chính phủ Mỹ lập luận rằng việc chính phủ Ấn Độ không áp dụng các quy định lao động cơ bản nhất đối với các nhà sản xuất tôm, đã tạo điều kiện cho họ nhận được các khoản trợ cấp tài chính gián tiếp thông qua việc giảm chi phí sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến sự công bằng và cạnh tranh trong ngành công nghiệp.
Hiệp hội Chế biến tôm Mỹ đã yêu cầu Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đưa những khoản trợ cấp này vào cuộc điều tra thuế đối kháng (CVD) đang diễn ra nhằm đáp trả đơn kiện của ASPA về nhập khẩu tôm được đệ trình vào tháng 10 năm ngoái.
Ông Trey Pearson, Chủ tịch ASPA cho biết: “Điều kiện làm việc khắc nghiệt được ghi nhận trong ngành tôm của Ấn Độ thật kinh hoàng. Những nhà sản xuất này bóc lột những người lao động, sau đó xuất khẩu sản phẩm giá thấp của họ sang Mỹ, gây tổn hại cho những người nuôi và chế biến tôm nội địa. ASPA sẽ làm mọi thứ trong khả năng của chúng tôi để đối phó lại những hành vi ghê tởm này và bảo vệ các nhà sản xuất tôm tại Mỹ”.
Theo kiến nghị của ASPA, các cuộc điều tra thuế đối kháng sơ bộ mới đã được công bố vào ngày 26/3 và có hiệu lực từ ngày 1/4. Công ty Devi Sea Foods chịu mức thuế đối kháng 4,72%; Sandhya Aqua, Neeli Sea Foods, Vijay Aqua Processors, Neeli Aqua Farms 3,89% và 4,36% từ các nhà cung cấp khác. Thuế sẽ được hoàn trả nếu các nhà điều tra nhận thấy quốc gia đó không vi phạm cung cấp trợ cấp bất hợp pháp hoặc nếu hàng nhập khẩu được trợ cấp không gây ra tổn thất cho ngành công nghiệp tôm của Mỹ. Tuy nhiên, phải tới mùa thu hoặc cuối năm 2024 mới có quyết định cuối cùng, có nghĩa là các nhà nhập khẩu sẽ phải đối mặt với chi phí từ thời điểm này cho đến hết năm.
Đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam, mức ký quỹ là 2,84% đối với Stapimex; 196,41% đối với Thông Thuận và 2,84% đối với các nhà cung cấp khác.
Ngoài ra, các công ty nhập khẩu tôm từ Ecuador sẽ bị yêu cầu ký quỹ 13,41% đối với tôm nhập khẩu từ Industry Pesquera Santa Priscila; 1,69% từ Sociedad Nacional de Galapagos (SONGA); và 7,55% từ tất cả các nhà cung cấp khác của Ecuador.
DOC xác nhận rằng họ đã đưa ra quyết định sơ bộ đối với các công ty Indonesia, Bahari Makmur Sejati (BMS) 0,39% và First Marine 0,71%; tuy nhiên, không có yêu cầu ký quỹ được áp dụng.
Các mức thuế chống bán phá giá cho Ecuador và Indonesia dự kiến sẽ được công bố vào ngày 22/5. Ngành công nghiệp tôm của Mỹ đã yêu cầu áp đặt các mức thuế chống bán phá giá lên đến 118%.
Oanh Thảo (Theo Undercurrentnews)
Bình luận gần đây