Nga cấm nhập khẩu thủy sản từ các quốc gia “không thân thiện”

Ngày 25/7, Rosrybolovstvo – Cơ quan Thủy sản Liên bang Nga – thông báo Chính phủ đã có quyết định chính thức cấm nhập khẩu một số mặt hàng cá và sản phẩm thủy sản từ Mỹ, thành viên liên minh EU, Canada, Na Uy, Ukraine, Albania, Montenegro, Iceland, Liechtenstein và Anh. Những nước này được Nga đề cập tới bằng cụm từ “các quốc gia không thân thiện”.

Chú thích ảnh: Nhập khẩu thủy sản vào Nga tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Eurofish

Lệnh cấm được ban hành dựa theo điều luật 1604 và 1605 nằm trong bộ luật TN VED của Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU). Theo đó, một số phân khúc thị trường sẽ bị bỏ ngỏ và được các nhà sản xuất nội địa tận dụng. Thông báo của Rosrybolovstvo ghi rõ: năng lực sản xuất trong nước hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng nội địa.

Lệnh cấm đang tạo điều kiện cho các công ty ở Nga tăng sản lượng sản xuất và tạo thêm công ăn việc làm cho người dân. Việc giảm thị phần các sản phẩm nhập khẩu sẽ giúp giảm thiểu tác động từ sự bất ổn của tỷ giá hối đoái lên giá cả trong nước. 

Nghị định 1173 bổ sung cho Nghị định 778 ngày 7/8/2014, theo đó bổ sung điều luật 1604 và 1605 vào danh sách sản phẩm cấm nhập khẩu được liệt kê trong các điều khoản trước đó. Nghị định 1173 có hiệu lực sau 7 ngày kể từ ngày thông báo chính thức 15/7.

Điều luật 1604 liệt kê cá hồi, cá mòi, cá trích, cá sprat, cá ngừ, cá ngừ vằn, cá kiếm, cá cơm, lươn, vây cá mập, trứng cá tầm và các sản phẩm thay thế trứng cá tầm. Điều 1605 liệt kê tôm, cua, tôm hùm, hải sản có vỏ, hàu, sò, sam, mực và bạch tuộc, điệp, bào ngư, ốc sên (ngoại trừ sên biển), hải sâm, nhím biển, sứa.

5 tháng đầu năm 2023, tổng sản lượng thủy sản nhập khẩu vào Nga đạt 245.000 tấn, trị giá 1 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Theo Reuters, Nga nhập khẩu thủy sản từ các quốc gia ban hành lệnh cấm đối với nước này kể từ khi xảy ra cuộc chiến Nga – Ukraine năm 2022. Một số nhà sản xuất phương Tây đã ngừng bán hàng cho Nga, nhưng bằng cách nào đó Nga đã đi đường vòng, bao gồm cả áp dụng cơ chế thị trường phi chính thức (nhập khẩu xám), do đó vẫn có rất nhiều mặt hàng nước ngoài được bày bán tại các cửa hàng ở Nga.

An Vy

Theo Undercurrent News

You may also like...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *