Quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa AHKFTA

Thông tư này áp dụng với: Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O); Thương nhân, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động có liên quan đến xuất xứ hàng hóa.

 

Hàng hóa có xuất xứ

Hàng hóa nhập khẩu vào một nước thành viên từ một nước thành viên khác được coi là có xuất xứ nếu hàng hóa đó đáp ứng một trong các quy tắc xuất xứ dưới đây và các quy định khác tại Thông tư này:

1. Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước thành viên xuất khẩu theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

2. Được sản xuất tại nước thành viên xuất khẩu chỉ từ nguyên liệu có xuất xứ của một hay nhiều nước thành viên.

3. Được sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ tại nước thành viên xuất khẩu với điều kiện hàng hóa đó đáp ứng các quy định tại Điều 7 Thông tư này.

 

Hàng hóa có xuất xứ thuần túy

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này, hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước thành viên xuất khẩu trong các trường hợp sau:

1. Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được trồng, thu hoạch, hái hoặc thu lượm tại một nước thành viên.

2. Động vật sống (bao gồm động vật có vú, chim, cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm, bò sát, vi khuẩn và virus) được sinh ra và nuôi dưỡng tại một nước thành viên.

3. Sản phẩm thu được từ động vật sống tại một nước thành viên.

4. Sản phẩm thu được từ săn bắn, đánh bẫy, đánh bắt, canh tác, NTTS, thu lượm hoặc săn bắt tại một nước thành viên.

5. Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển một nước thành viên, không bao gồm các sản phẩm nêu tại khoản 1, khoản 4 Điều này.

6. Hải sản đánh bắt bằng tàu đăng ký tại nước thành viên xuất khẩu và được phép treo cờ của nước thành viên đó, khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khai thác từ vùng biển, đáy biển hoặc dưới đáy biển nằm ngoài vùng lãnh hải của nước thành viên xuất khẩu, với điều kiện nước thành viên đó có quyền khai thác biển, đáy biển và dưới đáy biển theo luật quốc tế. 

7. Hải sản và các sản phẩm từ biển khác đánh bắt từ vùng biển quốc tế bằng tàu được đăng ký tại một nước thành viên và được phép treo cờ của nước thành viên đó.

8. Sản phẩm chế biến hoặc sản xuất ngay trên tàu chế biến đã đăng ký tại một nước thành viên hoặc được treo cờ của một nước thành viên từ các sản phẩm nêu tại khoản 7 Điều này.

9. Hàng hóa là phế thải và phế liệu thu mua được từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng tại một nước thành viên chỉ phù hợp để làm nguyên liệu thô hoặc để tái chế.

10. Hàng hóa đã qua sử dụng và được thu nhặt tại một nước thành viên với điều kiện hàng hóa đó chỉ phù hợp làm nguyên liệu thô hoặc để tái chế.

11. Hàng hóa thu được hoặc được sản xuất tại nước thành viên xuất khẩu chỉ từ các sản phẩm nêu từ khoản 1 đến khoản 10 Điều này.

 

Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy

 1. Hàng hóa nêu tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này, ngoại trừ hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều này, được coi là có xuất xứ nếu hàng hóa đó có RVC không thấp hơn 40% theo công thức tính quy định tại Điều 8 Thông tư này.

2. Hàng hóa được coi là có xuất xứ nếu đáp ứng tiêu chí xuất xứ quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

 

Cấp C/O mẫu AHK

1. C/O mẫu AHK được cơ quan, tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu cấp trước hoặc tại thời điểm giao hàng nhưng không muộn hơn 3 ngày làm việc sau ngày giao hàng.

2. Trường hợp C/O mẫu AHK không được cấp tại thời điểm nêu tại khoản 1 Điều này do sai sót không cố y hoặc có lý do xác đáng khác, C/O mẫu AHK có thể được cấp sau nhưng không quá 1 năm kể từ ngày giao hàng và phải được dánh dấu vào Ô số 13 nơi có dòng chữ “ISSUED RETROACTIVELY”.

 

Xử lý sai sót trên C/O mẫu AHK

Không được phép tẩy xóa hoặc viết thêm lên C/O mẫu AHK. Mọi sửa đổi phải được thực hiện theo một trong hai cách sau:

1. Gạch bỏ chỗ sai và bổ sung các thông tin cần thiết. Những thay đổi này phải được người có thẩm quyền ký C/O mẫu AHK chấp thuận và được cơ quan, tổ chức cấp C/O xác nhận. Những phần còn trống phải được gạch chéo để tránh điền thêm.

2. Cấp C/O mẫu AHK mới thay thế cho C/O cũ.

 

C/O mẫu AHK bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng

Trong trường hợp C/O mẫu AHK bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng, nhà xuất khẩu có thể nộp đơn đề nghị cơ quan, tổ chức cấp C/O cấp bản sao chứng thực của C/O mẫu AHK bản gốc hoặc các bản sao lưu của nó. Bản sao chứng thực được cấp trên cơ sở các chứng từ xuất khẩu được lưu tại cơ quan, tổ chức cấp C/O và bản sao này phải mang dòng chữ “CERTIFIED TRUE COPY”. Bản sao chứng thực này mang ngày cấp của C/O mẫu AHK bản gốc và được cấp trong vòng 1 năm kể từ ngày cấp C/O mẫu AHK bản gốc.

 

Miễn nộp C/O mẫu AHK

1. Trường hợp hàng hóa có xuất xứ từ nước thành viên xuất khẩu có trị giá FOB không vượt quá 200 USD được miễn nộp C/O mẫu AHK và chỉ cần bản khai báo đơn giản của nhà xuất khẩu rằng hàng hóa đó có xuất xứ của nước thành viên xuất khẩu. Hàng hóa gửi qua đường bưu điện có trị giá FOB không vượt quá 200 USD cũng được áp dụng quy định này.

2. Ngoài trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, nước thành viên có thể lựa chọn việc không yêu cầu nộp C/O mẫu AHK.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 23/12/2019.

Phan Thảo

You may also like...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *