Cua hoàng đế tăng giá chóng mặt
Theo đó, giá cua hoàng đế Alaska loại đang bơi từ mức 1,9 – 2,3 triệu đồng/kg (thời điểm trước khi có dịch COVID-19) đã giảm xuống còn 1,2 – 1,5 triệu đồng/kg tùy trọng lượng. Giá cua ngộp, yếu, cua bị gãy càng giảm còn dưới 750.000 – 900.000 đồng/kg tùy loại.
Các chủ hàng cho biết, do giá cua siêu rẻ, người dân ồ ạt mua về ăn nên năm vừa qua, lượng cua tiêu thụ tăng khá mạnh. Có những chuỗi cửa hàng hải sản nhập khẩu, chỉ trong vòng 3 – 5 ngày, tiêu thụ hết vài tấn cua.
Tuy nhiên, một số cửa hàng hải sản ở Hà Nội cho biết, khoảng 2 tháng trở lại đây, cua hoàng đế hết thời giá siêu rẻ. Mặt hàng này bắt đầu tăng giá phi mã, lên mức cao hơn cả trước khi có dịch COVID-19.
Ảnh minh họa
Năm ngoái các nước bị ảnh hưởng dịch bệnh nên chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Chuỗi nhà hàng, khách sạn ở nhiều nước đóng cửa khiến mặt hàng này khó tiêu thụ, đổ về Việt Nam với giá rẻ. Còn bây giờ, dịch bệnh trên thế giới được kiểm soát tốt, hoạt động kinh doanh buôn bán được mở cửa trở lại kéo theo nhu cầu cua hoàng đế tăng cao, giá cả vì thế cũng phục hồi. Đây là một phần lý do khiến giá cua hoàng đế thời gian gần đây tăng mạnh.
Cụ thể, cuối năm 2020, giá cua hoàng đế Alaska loại đang bơi trọng lượng từ 2,5 – 5 kg/con tại cửa một hàng hải sản ở Hà Nội bán giá 1,3 triệu đồng/kg, nay đã tăng lên 2,3 triệu đồng/kg. Với những con cua bị gãy một chân hoặc hai chân, giá khoảng 1,8 triệu đồng/kg. Do giá tăng cao nên lượng người mua ăn cũng ít hơn.
Trên thị trường hiện nay, cua hoàng đế là mặt hàng hải sản nhập khẩu được bán phổ biến tại các siêu thị lớn, cửa hàng hải sản hay trên mạng. Tuy nhiên, các chủ hàng đều thừa nhận, giá loại cua khổng lồ này đang tăng mạnh, lên mức 2 – 2,5 triệu đồng/kg, thậm chí có nơi bán tới 3 triệu đồng/kg cho loại cua đang bơi.
Giới buôn bán cua hoàng đế ở Hà Nội cũng cho biết, mùa đánh bắt của cua hoàng đế Alaska rơi vào mùa thu đông, thường bắt đầu từ tháng 10. Vào mùa này, cua đã đạt đến độ trưởng thành nhất định, chắc thịt, có vị ngọt thanh khiết. Không những chất lượng cua tăng cao mà giá thành cũng giảm đáng kể vì sản lượng cua thu hoạch được nhiều hơn những mùa còn lại.
Còn những tháng hè, cũng có cua hoàng đế nhưng sản lượng đánh bắt rất ít vì đây không phải sản vụ chính. Thời điểm này, dịch bệnh COVID-19 trên thế giới được kiểm soát, nhu cầu tiêu thụ các loại hải sản, trong đó có cua hoàng đế, cũng tăng trở lại. Vì vậy, lượng cua về Việt Nam ít, giá theo đó cũng được đẩy lên cao hơn.
Bình luận gần đây