Quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định CPTPP
Theo Nghị định này, Danh mục hàng hóa tân trang thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT quy định tại Phụ lục V, gồm các mặt hàng: Tàu thuyền đánh bắt thủy sản; tàu chế biến và các loại tàu khác dùng cho chế biến và bảo quản thủy sản đánh bắt.
Tàu thuyền đánh bắt thủy sản nằm trong danh mục hàng hóa tân trang thuộc quản lý của Bộ NN&PTNT. Ảnh: ST.
Mã số tân trang là mã định danh do Bộ Công thương cấp cho doanh nghiệp tân trang hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu là tổ chức; có thời hạn hiệu lực tối đa là 5 năm kể từ ngày cấp. Hàng hóa tân trang nhập khẩu vào Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện gồm: Có Giấy phép nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; Đáp ứng quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP; Đáp ứng các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam và pháp luật chuyên ngành đang được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu mới cùng chủng loại, trong đó, tùy trường hợp cụ thể, có các quy định về: nhãn hàng hóa, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật, hiệu suất năng lượng, an toàn bức xạ, an toàn thông tin mạng, đo lường, bảo vệ môi trường, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các quy định khác.
Khi đưa ra lưu thông trên thị trường, trên nhãn gốc hoặc nhãn phụ của hàng hóa tân trang phải thể hiện bằng tiếng Việt cụm từ “Hàng hóa tân trang” ở vị trí và với kích cỡ có thể nhìn thấy và đọc được bằng mắt thường.
Nghị định cũng quy định trách nhiệm của các bên liên quan. Trong đó, thương nhân nhập khẩu hàng hóa tân trang phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam như đang được áp dụng đối với hàng nhập khẩu mới cùng chủng loại. Đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của hồ sơ và tài liệu xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền.
PV
Bình luận gần đây