Mỹ Latinh: Sử dụng kali diformate trong chế độ ăn của tôm thẻ chân trắng nhiễm khuẩn
Sản lượng tôm thẻ nuôi thâm canh tại Trung Mỹ và Đông Nam Á, ước đạt 5,8 triệu tấn vào năm 2022. Quy mô thị trường tôm toàn cầu trong năm này đạt trị giá 47 tỷ USD, dự kiến tăng lên 69 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ tăng trưởng kép 6,7%/năm.
Trong những trại nuôi tôm thâm canh, dịch bệnh do vi khuẩn là nguyên nhân chính gây thiệt hại kinh tế. Sử dụng thức ăn chứa kháng sinh, được coi là giải pháp phổ biến để điều trị nhiễm khuẩn. Cùng đó, kháng sinh kích thích tăng trưởng (AGPs) ngày càng được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, nhận thức của người tiêu dùng và nhà sản xuất, về những rủi ro tiềm ẩn từ kháng sinh cũng được nâng cao, kéo theo nhu cầu nuôi trồng thủy sản bền vững và trách nhiệm.
Mặc dù nhiều trại nuôi tôm đã áp dụng phương pháp quản lý hiện đại, nhưng rủi ro dịch bệnh vẫn tiếp diễn, gây thiệt hại nghiêm trọng như hội chứng phân trắng (2010) và hội chứng tôm chết sớm (EMS). Cả hai bệnh đều do Vibrio spp., một loại vi khuẩn cư trú trong ruột và gan tụy tôm gây ra.
Các nhà nghiên cứu đã xác định được ít nhất 4 chủng EMS, xuất hiện trong các trại nuôi tôm ở Mỹ Latinh vài năm qua. Chúng được phân lập từ dạ dày của tôm nhiễm bệnh, hoặc chất thải từ những trại nuôi tôm bị nhiễm bệnh AHPNS. Do các chất axit hóa trong chế độ ăn, có tác dụng ức chế trực tiếp vi khuẩn gram âm gây bệnh, nên chúng có thể hỗ trợ ngăn chặn dịch bệnh khởi phát.
Do đó, axit hữu cơ, đặc biệt là kali diformate, một loại muối axit hữu cơ được thử nghiệm rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản, được xem là lựa chọn thay thế hàng đầu, trong các giải pháp nuôi trồng thủy sản bền vững về dinh dưỡng và thân thiện với môi trường, mà không cần sử dụng AGPs.
Một số nhà khoa học dã cho thử nghiệm, diễn ra tại một trang trại thương mại rộng khoảng 6 ha trên tổng số 15 ao, mật độ 110.000 PL tôm thẻ chân trắng/ha. Trước đây, trang trại từng gặp các vấn đề với Vibrio spp., 11 ao sử dụng chế độ ăn đối chứng (0,2% phụ gia chứa thành phần chủ yếu là axit citric, axit fumaric và axit phosphoric); 4 ao sử dụng chế độ ăn thử nghiệm chứa kali diformate (KDF, 0.3%; Aquaform®, ADDCON). Cho tôm ăn đến khi no trong ngày, thử nghiệm kéo dài 123± 8 ngày.
Kết quả cho thấy số lượng tôm thu hoạch trong các ao sử dụng khẩu phần KDF cao hơn đáng kể (P = 0,03) (368.000 và 246.000). Do đó, tỷ lệ sống của tôm ở khẩu phần chứa kali diformate có có xu hướng tăng (P = 0,09) (54,6% so với 39,7%). Tôm trong các ao nuôi bằng KDF có trọng lượng cuối thấp hơn đáng kể (P = 0,02), nhưng hiệu suất chuyển đổi thức ăn được cải thiện đáng kể (P < 0,01) (2,00 so với 2,23). Sản lượng thu hoạch trên mỗi ha tăng gần 80kg/ga, khi tôm được cho ăn khẩu phần KDF (900kg so với 822 kg). Nhờ đó, chỉ số năng suất (dựa trên tăng trọng) của nhóm tôm KDF cũng tăng, tỷ lệ sống và FCR (P<0,1) được cải thiện 30% (45,5 và 35,1).
Kết luận, thức ăn chứa diformate là giải pháp dinh dưỡng thay thế, nhằm giảm tổn thất do vi khuẩn gây ra, trong các trại nuôi tôm công nghiệp, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành tôm bền vững về kinh tế và môi trường.
Vũ Đức (Theo International FishFarming)
Bình luận gần đây