Cách nuôi gà mái đẻ

Với nhu cầu sử dụng trứng gà nhiều như hiện nay, việc làm kinh tế từ chăn nuôi gà đẻ cũng là một cách thức giúp bà con cải thiện được thu nhập và kinh tế của gia đình.

Gà ta bắt đầu đẻ từ 24 – 26 tuần tuổi, còn các giống gà Trung Quốc (Tam Hoàng, Lương Phượng, gà BT…) thì đẻ sớm hơn. Gà công nghiệp hướng trứng như gà Leghorn, gà Gold-line bắt đầu đẻ lúc 20 tuần tuổi… Ngoài kỹ thuật chọn giống và làm vệ sinh chuồng trại như bà con đã biết, công đoạn chăm sóc bằng việc cho ăn, nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng trứng của cả đàn.

>>> Xem thêm:  Áp dụng mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng

gà đẻ

1. Thức ăn và cách cho ăn

– Đối với gà đẻ trứng thương phẩm, thức ăn cần thiết cung cấp theo nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất trứng. Vì vậy phải tính nhu cầu năng lượng và protein theo thể trọng gà mái đẻ và số trứng đẻ ra của mỗi gà mái hàng ngày.

– Đối với thức ăn hỗn hợp hoặc cám hỗn hợp trộn đồng đều máng, đảo đều thức ăn ít nhất là 2 – 3 lần/ngày để thức ăn được phân bố đều trong máng kích thích gà ăn được nhiều hơn. Không được giảm khẩu phần thức ăn khi tỷ lệ đẻ của đàn gà con cao, chỉ giảm khi tỷ lệ đẻ tụt xuống. Cho gà ăn 2 lần trong ngày: Lần 1 cho ăn vào buổi sáng với 75% lượng thức ăn trong ngày, lần 2 vào buổi chiều với 25% lượng thức ăn trong ngày. Để đạt hiệu quả chăn nuôi cao, nên dùng các sản phẩm thức ăn dành cho gà đẻ của các công ty uy tín trên thị trường. Hiện nay, các sản phẩm như: C1212, C1240, C1242, HC240, HC242, HC244 do Công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam sản xuất vẫn đang được khách hàng trên thị trường tin dùng .

– Trong quá trình khai thác trứng phải chú ý giữ cho tỷ lệ đẻ ổn định bằng cách xác định các điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc một cách tối ưu. Gà đẻ có nhu cầu tiêu thụ năng lượng và protein cao vào buổi sáng, nhưng lại cần Canxi nhiều vào buổi tối để tạo vỏ trứng.

– Nước uống phải luôn đảm bảo số lượng 250 ml/con, luôn sạch và mát 26 độ C. (xem sơ đồ 2.)

2. Nhiệt độ chuồng nuôi

– Nhiệt độ chuồng nuôi ảnh hưởng lớn đến trọng lượng trứng và tỷ lệ đẻ. Nhiệt độ tối ưu cho gà đẻ là 21 – 25 độ C. Nếu nhiệt độ thấp hơn thì gà sẽ ăn nhiều, năng suất trứng không giảm, nhưng tiêu tốn thức ăn sẽ tăng lên.

– Khi nhiệt độ tăng lên 270C năng suất trứng giảm nhẹ, nếu nhiệt độ lên 30 độ C thì năng suất trứng giảm nhanh, trọng lượng trứng giảm nhiều. Khí hậu nóng gà ăn ít nên hàm lượng protein và Ca trong thức ăn phải tăng lên để đảm bảo cho nhu cầu tạo trứng. Cần lưu ý đến các axit amin giới hạn như methionin và lysin.

– Gà thải nhiệt nhiều nên lượng khí CO2 thải ra tăng mạnh dẫn đến thiếu nguyên liệu tạo ra vỏ trứng, do đó vỏ mỏng, dễ vỡ, giảm chất lượng trứng.

– Ánh sáng có tác động tới cơ chế sinh tổng hợp các hoocmon sinh dục có tham gia vào những quá trình phát triển trứng, trứng chín, rụng trứng, hình thành quả trứng hoàn chỉnh và đẻ trứng. Vì vậy nên duy trì chế độ chiếu sáng cho gà 16 giờ/ngày với cường độ ánh sáng duy trì 4w/m2 trong suốt thời kỳ đẻ.

– Từ 4 – 6 giờ sáng: Dùng ánh sáng đèn.

– Từ 6 – 18 giờ chiều: Dùng ánh sáng tự nhiên.

– Từ 18 – 20 giờ đêm: Dùng ánh sáng đèn.

Trong giai đoạn này tốc độ tăng trọng của gà phải chậm (đặc biệt trong 5 – 6 tháng đầu thời kỳ đẻ). Khi bắt đầu có sự giảm trọng lượng thường dẫn tới năng suất đẻ giảm và gà thay lông, đây là lúc cần nâng cao chất lượng thức ăn, bên cạnh đó cần bổ sung methionin trong khẩu phần để giúp gà mọc lông tốt hơn.

3. Quy trình vệ sinh phòng bệnh

– Trước khi gà đẻ cần tiến hành tẩy giun cho gà.

– Thực hiện công tác tiêm phòng cho đàn gà hậu bị đúng đã đưa ra ở trên, ngoài ra cũng cần tiêm phòng một số bệnh như CRD, hội chứng giảm đẻ (ESD) chủng 1 lần trước khi đẻ 2 tuần, bệnh tụ huyết trùng và E.coli…


You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *