Thời vụ trồng và cách chăm sóc dưa lưới cho năng suất cao

Dưa lưới là loại quả thích nghi với nhiều mùa khác nhau. Cách trồng dưa lưới cũng không hề khó, có thể trồng cả trong thùng xốp. Do vậy, mời mọi người tham khảo bài viết sau để áp dụng thành công cho vườn dưa thêm sai quả.

Thời vụ gieo trồng

Vụ xuân: Trồng tháng 2 đến đầu tháng 3, thu hoạch tháng 4-5. Vụ Thu Đông: Trồng từ 8- 9, thu tháng 11-12. Tuy nhiên xen giữa 2 vụ này vẫn có thể trồng dưa lưới nên trong khoảng từ tháng 2 – 9 có thể trồng dưa lưới trên chậu.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng dưa lưới mùa hè

Dưa lưới
 
Gieo hạt giống

Đất trồng: Lựa chọn đất trồng nhiều dinh dưỡng như đất tribat. Bạn có thể mua đất tại các cửa hàng. Bạn có thể dùng đất thịt trộn trấu hay đất cát đều được. Thành phần giá thể có thể trộn 40% than bùn + 30% mùn hữu cơ và 30 trấu hun. Sau khi trộn giá thể được bón lót bằng phân Dynamic 3-4-3 với lượng bón lót là 50g/chậu.
Bỏ đất vào chậu sau đó tiến hành ươm hạt. Gieo hạt giống dưa lưới trực tiếp vào bầu và tưới nhẹ nước tạo độ ẩm cho cây. Khoảng 1 – 2 ngày hạt sẽ nảy mầm. Trong giai đoạn này không nên tưới nhiều sẽ làm hạt dễ ngập úng và khó nảy mầm. Sau vài ngày thấy cây ra lá thật thì mới đem trồng vào thùng lớn.

 
Chọn chậu và chuẩn bị giá thể

Dưa lưới hoàn toàn có thể trồng trên chậu vuông 36×36 cm. Mỗi 1 chậu có thể trồng 1 cây dưa lưới. Giá thể nên trọn loại tơi xốp có khả năng thoát nước và giữ ẩm tốt. Thành phần giá thể có thể trộn 40% than bùn + 30% mùn hữu cơ và 30 trấu hun. Sau khi trộn giá thể được bón lót bằng phân Dynamic 3-4-3 với lượng bón lót là 50g/chậu (trộn đều với giá thể trước khi cho giá thể vào chậu).

Trồng dưa lưới vào chậu

Sau khi chuẩn bị giá thể và cho giá thể vào chậu, chọn các cây giống khỏe mạnh để trồng vào chậu, mỗi chậu trồng 1 cây. Trồng xong ấn nhẹ cho đất xung quang cây chặt lại sau đó rắc một lớp mỏng vôi bột lê bề mạt giá thể để làm giảm mầm bệnh cho cây. Lưu ý: Khi trồng cây không nên để giá thể quá đầy, nên đổ giá thể cách miện chậu từ 5-7 cm để sau này bón và bổ xung giá thể sau.

 
Ánh sáng

Dưa lưới ưa sáng nên gia đình nên trồng ngoài ban công, trên sân thượng đón nhiều nắng cả ngày. Nếu ban công nhà quá hẹp, khuất bóng thì không nên trồng vì trái dưa không lớn nổi.

Chăm sóc

Làm giàn: Quan sát thấy khi cây dưa lưới phát triển được 4-5 lá. Có thể đóng cọc cho cây leo lên hoặc lấy dây ni-long buộc nhẹ vào hàng rào ban công để cây đưa lưới có thể bám vào phát triển tốt. Còn nếu bạn muốn trồng lâu dài thì đầu tư hẵn một giàn leo bằng lưới sắt đảm bảo cho cây phát triển cực mạnh, ra nhiều hoa, đậu nhiều quả.
Cắt tỉa lá và bấm ngọn: Muốn cho cây tiếp tục ra hoa và đậu quả, bạn chỉ cần ngắt hết những chiếc lá dưới gốc cây. Cho đến khi cây ra khoảng 8 đến 10 lá hãy để nhánh đó lại. Khi đó, nách lá đầu tiên ra hoa cái. Khi nhánh phát triển dài ra, cần tiếp tục bấm ngọn, chỉ nên để lại 1 hoa cái và 1 lá cạnh bông hoa cái đó, từ đây hoa sẽ nở và đậu quả.

Thu hoạch

Tính từ ngày quả bắt đầu phình ra đến ngày chín khoảng 1 tháng. Quả dưa lưới khi chín phải có màu trắng ngà hay màu vàng, gân lưới xuất hiện rõ hơn và có mùi thơm, nếu quả còn màu xanh thì là dưa đang còn non, và lúc này hái quả sẽ nhạt và có vị đắng. Hái dưa xong để nơi thoáng mát trong nhà thêm một hai ngày nữa khi ăn dưa sẽ ngọt và ngon hơn.

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *