VASEP góp ý về C/O và thị trường thủy sản trong FTA

Theo VASEP, về đàm phán yêu cầu các nước đối tác mở thị trường, hiện nay thủy sản Việt Nam đã được XK tới 173 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường Mỹ, EU và Nhật bản là 3 thị trường lớn nhất, lần lượt chiếm 22,6%, 17,6% và 17,1% thị phần XK.

 

Chế biến tôm XK (Ảnh Internet)

Các thị trường Việt Nam đang đàm phán FTA như Hoa Kỳ, EU, Canada, Peru, Mexico, đều là những thị trường có xu hướng tự do hóa tương đối cao và sản phẩm thủy sản Việt Nam đã có mặt tại đây. Với khối Liên minh Hải quan thì việc XK còn nhiều khó khăn do phía bạn còn hạn chế số lượng công ty được phép XK. Vì vậy, các thị trường có tiềm năng tăng trưởng XK trong tương lai và cần mở cửa thị trường gồm: Liên minh Hải quan, Hoa kỳ, EU và Nhật Bản.

Về quy tắc xuất xứ đối với mặt hàng thủy sản trong đàm phán FTA, hiện nay và có thể ít nhất trong 5 năm tới, Việt Nam đang phải nhập: trứng cá tầm, cá hồi về ương nở con giống, tôm bố mẹ về cho sinh sản, ương giống tại Việt Nam. Nếu EU dự kiến có quy định xuất xứ thuần túy thì sẽ gây khó khăn rất lớn cho việc XK thủy sản của Việt Nam, đặc biệt là mặt hàng tôm – chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 3 tỷ USD/năm.

VASEP đề xuất nội dung khi đàm phán FTA với EU nên để con giống được nhập NK từ nước ngoài, còn ấp/nở giống & nuôi trồng tại Việt Nam.

Trong đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) về quy tắc xuất xứ cá ngừ, hiện Việt Nam đang thiếu hụt nguyên liệu cá ngừ các loại để chế biến XK. Lượng NK hàng năm là khá lớn, chiếm tỷ trọng 40-50% lượng nguyên liệu cần thiết. Vì một mặt Việt Nam có năng lực và điều kiện tốt để chế biến các sản phẩm cá ngừ cho thị trường thế giới, đồng thời cá ngừ lại là loài di cư phải có đội tàu hiện đại chuyên nghiệp mới có được sản lượng đủ lớn cho nhu cầu.

Hiệp hội đề nghị Việt Nam phối hợp cùng với Singapore để áp dụng quy tắc linh hoạt hàm lượng giá trị khu vực (RVC) 40% như Singapore để sử dụng nguồn cá ngừ NK ngoài TPP.

>> Mặt hàng có thế mạnh XK đến một số thị trường lớn trong khoảng thời gian hiện tại Việt Nam chưa có FTA như sau:  

Nhật Bản: Tôm (650 – 750 triệu USD/năm), nhuyễn thể chân đầu/mực, bạch tuộc (110 – 130 triệu USD/năm), cá ngừ các loại, đặc biệt là cá ngừ tươi mã HS03 (40 – 50 triệu USD/năm) chả cá & surimi (25 – 35 triệu USD/năm). 

Hoa kỳ: Tôm (830 – 850 triệu USD/năm), cá tra (380 – 430 triệu USD/năm), cá ngừ (185 – 200 triệu USD/năm) , Cua – ghẹ (52 – 60 triệu USD/năm).

EU: Tôm (410 – 450 triệu USD/năm), cá tra (385 – 410 triệu USD/năm), cá ngừ (140 – 180 triệu USD/năm), mực/bạch tuộc (75 – 90 triệu USD/năm).

Nga: cá tra (45 – 60 triệu USD/năm), mực/bạch tuộc (9 – 15 triệu USD/năm) chả cá/surimi (5 – 7 triệu USD/năm) và cá ngừ (3 – 4 triệu USD/năm).

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *