Chile: Xuất khẩu dầu cá, tảo và cá hồi giảm mạnh

Nguyên nhân xuất khẩu thủy sản của Chile giảm trong tháng 5/2024 là do sự giảm mạnh của mặt hàng cá hồi di cư, cá hồi không di cư, dầu cá, và tảo. Cụ thể, xuất khẩu cá hồi chỉ đạt 454 triệu USD, giảm 17,1% so với cùng kỳ năm trước, dầu cá giảm 47,8% (chỉ đạt 33 triệu USD), và tảo giảm 47,5% (đạt 11 triệu USD). Ngoài ra xuất khẩu bột cá cũng giảm 11,7%, chỉ mang về cho Chile 53 triệu USD, xuất khẩu cá thu giảm 16,4% (chỉ đạt 36 triệu USD).

Xuất khẩu thủy sản của Chile giảm mạnh trong tháng 5/2024. 

Tuy vậy, một số ngành hàng ghi nhận tăng trưởng, giúp bù đắp phần nào thiếu hụt: trai tăng 7,9% (đạt 35 triệu USD); mực tăng 17,8% (đạt 20 triệu USD), cá tuyết biển sâu tăng mạnh 45,9% (đạt 10 triệu USD), và cá tuyết hake tăng 7,6% (đạt 3 triệu USD).

Trong số các thị trường, Brazil dẫn đầu với 81 triệu USD, tăng 17,4%, chiếm 11,9% tổng xuất khẩu thủy sản của Chile trong tháng 5/2024. Nguyên nhân chủ yếu do xuất khẩu cá hồi di cư và không di cư tăng 19,7%, đạt 79 triệu USD.

Tây Ban Nha là thị trường lớn thứ 2 với giá trị xuất khẩu đạt 32 triệu USD, tăng 15,4%. Mặt hàng chủ đạo là trai (đạt 13 triệu USD, tăng 29,5%), mực (8 triệu USD, tăng 55,5%), và cá tuyết hake (2 triệu USD, tăng 2,4%). Tây Ban Nha chiếm 4,6% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Chile.

Pháp là điểm đến thứ ba với mức tăng ấn tượng 94,5%, đạt 20 triệu USD. Nguyên nhân chủ yếu do xuất khẩu dầu cá nhảy vọt với 12 triệu USD, tăng 678,4%. Tuy nhiên, xuất khẩu cá hồi di cư và không di cư sang thị trường này chỉ đạt 3 triệu USD, giảm 25,6%; xuất khẩu trai giảm 9% (đạt 2 triệu USD). Pháp chiếm 2,9% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Chile.

Ngoài ra, xuất khẩu sang Mỹ giảm 15,9%, chỉ đạt 235 triệu USD; sang Trung Quốc giảm nhẹ 1%, đạt 85 triệu USD; sang Nhật Bản giảm mạnh 30,3%, đạt 51 triệu USD, và Mexico giảm 8,1%, với 18 triệu USD.

An Vy

(Theo UCN)

You may also like...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *