Bột cá Peru và cái đích bền vững
Chặng đường khó khăn
1957 – 1958 là khoảng thời gian ngành thủy sản Peru thất thu, sản lượng chỉ đạt hơn 1 triệu tấn mỗi năm do ảnh hưởng El Nino và trữ lượng cá cơm cũng chịu tác động không nhỏ. Để quản lý nghề khai thác cá một cách khoa học, Chính phủ Peru và FAO đã thành lập Viện Nghiên cứu Biển vào năm 1960 và đến năm 1964 thì tách ra thành Viện Nghiên cứu biển Peru (IMARPE), với sự hỗ trợ của Liên hợp quốc. Trải qua nhiều năm, IMARPE được điều hành bởi 50 nhà khoa học người Peru và rất nhiều chuyên viên lưu trú của FAO, trực tiếp cung cấp thông tin khoa học và định hướng cho ngành khai thác thủy sản.
Cá cơm – nguyên liệu chế biến bột cá tại Peru – Ảnh: Nguồn NPR
Các nhà khoa học bắt đầu tính đến việc áp dụng khái niệm sản lượng bền vững tối đa trong khai thác thủy sản vào năm 1965 và trong năm đó cũng cho đóng cửa vụ khai thác đầu tiên để bảo tồn nguồn lợi. Những năm tiếp sau đó, IMARPE cũng ban hành hạn chế khai thác theo lộ trình, sản lượng bền vững tối đa ước khoảng 7,5 tấn. Tới năm 1970, số nhà máy chế biến bột cá giảm từ 100 xuống 50, và công nhân cũng giảm từ 25.000 xuống 12.000 người. Để trữ lượng cá cơm được phục hồi, một số ngư trường ngoài khơi phía Bắc và trung tâm biển Peru bị đóng cửa vào năm 1973; chỉ có ngư trường phía Nam duy trì hoạt động. Sản lượng cá cơm những năm 1974 – 1976 trung bình khoảng 4 tấn, dưới mức dự đoán là 7,54 tấn và không đủ phục vụ nhu cầu của ngành với 50 nhà máy chế biến, 800 tàu khai thác và 12.000 công nhân.
An toàn và bền vững
10 năm trở lại đây, Peru đã nỗ lực cải thiện nguồn cung bột cá đảm bảo tính an toàn, sản xuất theo phương thức an toàn và chất lượng đỉnh cao. Việc đầu tiên cần cải thiện đó là công nghệ chế biến. Thập niên trước, quá trình chế biến cá cơm thành bột cá và dầu cá đã được cải thiện triệt để kết nối với các yếu tố: chứng nhận GMP + Đảm bảo thức ăn an toàn (FSA); thắt chặt luật quản lý và nâng cấp máy móc chế biến. Tuy nhiên, số lượng chứng nhận GMP + FSA giảm từ năm 2013 do sự giảm tạm thời của các nhà máy chế biến khi nguồn cung cá cơm khan hiếm và nâng cấp thiết bị chế biến. Năm ngoái, quá trình mở rộng nhà máy bằng cách kết nối sản xuất và tái thiết nhà máy cũ, hoạt động sản xuất đã tạm dừng và sản lượng giảm 30%.
Hiện, Peru có khoảng 90 nhà máy chế biến bột cá. Các thị trường châu Á ngày càng đề cao những sản phẩm an toàn, bền vững và chứng nhận GMP + FSA trở thành một trong những chứng nhận có tiếng tăm trong khu vực. Từ thập kỷ trước, Chính phủ Peru đã đưa ra các quy định về vệ sinh, kiểm dịch và tiến hành hàng loạt cuộc kiểm tra an toàn vệ sinh bằng cách lấy mẫu bột cá, dầu cá để phân tích vi sinh, kim loại nặng… nhằm đảm bảo chất lượng bột cá xuất khẩu. Ngoài ra, Chính phủ Peru đã có những biện pháp quản lý hiệu quả về thời gian và hạn ngạch khai thác; cùng các chương trình về nghề cá, mùa khai thác và giảm thiểu tác động lên môi trường.
Với bột cá Peru, chất lượng là một tiêu chí quan trọng. Bột cá Peru có hàm lượng dinh dưỡng cao do nguồn cá cơm chế biến được lựa chọn kỹ lưỡng, đảm bảo chất lượng cũng như quy trình chế biến an toàn, vệ sinh. Và thành phẩm cuối cùng luôn đảm bảo lượng ẩm thấp, thời hạn sử dụng lâu và chất lượng ổn định. Độ an toàn của bột cá Peru luôn được đánh gia cao nhờ quá trình sản xuất đảm bảo an toàn tuyệt đối, không nhiễm các chất độc hại như dioxin, PCB, kim loại nặng, thuốc trừ sâu và amin sinh vật. Ngoài ra, phải kể tới các yếu tố khách quan như nguồn nước Thái Bình Dương rất sạch, và vòng đời của cá cơm rất ngắn (tối đa 2,5 năm và thông thường là 1 năm) nên đã tránh được các vấn đề ô nhiễm. Do đó, không khó lý giải nguyên nhân Peru luôn giữ vững vị trí hàng đầu trong ngành bột cá, cùng sản phẩm đạt đỉnh cao chất lượng.
+ Nhà máy chế biến bột cá đầu tiên của Peru được xây dựng năm 1950, ngay sau sự sụp đổ của ngành khai thác cá mòi California. Tuy nhiên, năm 1954, Chính phủ nước này mới chấp thuận phê duyệt dự án phát triển đầu tiên cho ngành công nghiệp bột cá. + Tàu khai thác cá cơm lâu đời nhất Peru được chế tạo bằng chất liệu gỗ với tải trọng 40 – 100 tấn. Năm 1960, chúng được thay thế bằng hàng loạt tàu vỏ thép có tải trọng trên 300 tấn. Trong đó, một số tàu được trang bị công nghệ hiện đại nhằm giảm chi phí vận hành và lượng nhân công (dùng lưới kéo, sóng âm thanh dụ cá, ống bơm chân không, lưới nilon…). + 70% công ty đạt chứng nhận GMP + FSA tại Peru đều hoạt động trong ngành chế biến bột cá và dầu cá, chủ yếu xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Bột cá Peru chiếm 1/3 thị phần trên toàn thế giới. |
Bình luận gần đây