Quy định nhập khẩu thủy sản tại một số thị trường chính


Mỹ

Chương trình giám sát thủy sản nhập khẩu; Mức giới hạn dư lượng tối đa cho phép về hóa chất trong thủy sản (MRLs); Các bộ luật cơ bản. Trong đó, Luật Thực phẩm của Mỹ đã quy định: “Các thực phẩm nhập khẩu vào Mỹ không chỉ là đối tượng chịu thuế nhập khẩu mà còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và phẩm cấp để đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn”.

Mặt khác, tiến trình nhập khẩu thủy sản vào Mỹ đều phải trải qua hai bước: Bước 1, doanh nghiệp tự mình hoặc thông qua nhà nhập khẩu gửi chương trình kiểm soát an toàn trong chế biến thủy sản để Cục Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp nhận từng doanh nghiệp. Bước 2, công nhận ở cấp quốc gia thông qua ký kết văn bản ghi nhớ giữa FDA và cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm soát vệ sinh an toàn ở nước xuất khẩu.

Theo đó, các tiêu chuẩn kỹ thuật thủy sản nhập khẩu vào Mỹ được chia thành 3 nhóm chính: Các quy định về dịch tễ vệ sinh an toàn: Nhằm bảo vệ sức khỏe của người, vật nuôi và cây trồng; Các biện pháp đối với người tiêu dùng: Các biện pháp quy định về chất lượng và an toàn thực phẩm bao gồm nhãn mác, đóng gói, thuốc trừ sâu, hàm lượng dinh dưỡng và tạp chất; Các biện pháp thương mại: Nhằm ngăn chặn gian lận thương mại bao gồm các chứng từ vận chuyển và tài chính, các tiêu chuẩn nhận dạng và các tiêu chuẩn đo lường.

Từ 1/9/2017, tất cả các lô hàng cá da trơn, cá tra xuất khẩu vào Mỹ sẽ phải xuất trình đầy đủ hồ sơ cho Bộ Nông nghiệp Mỹ để phục vụ việc tái kiểm tra. Các quốc gia, kể cả Việt Nam, muốn tiếp tục xuất khẩu các mặt hàng này vào thị trường Mỹ phải nộp các tài liệu chứng minh sự tương đồng giữa hệ thống nuôi cá của họ với hệ thống nuôi tại Mỹ.

Nhật Bản

Thị trường này chú trọng vào Luật Vệ sinh thực phẩm; Quy định, tiêu chuẩn thực phẩm và phụ gia thực phẩm 2010; Thủ tục nhập khẩu theo luật vệ sinh thực phẩm; Quy định chung về đảm bảo ATTP; Quy định, tiêu chuẩn thực phẩm và phụ gia thực phẩm cập nhật 30/11/2006; Tiêu chuẩn thực phẩm và phụ gia thực phẩm; Quy định sử dụng phụ gia thực phẩm 13/3/2012; Sổ tay hướng dẫn quy định nhập khẩu nông lâm sản và thủy sản vào Nhật Bản.

Một số thay đổi quy định thi hành Luật Vệ sinh thực phẩm Nhật Bản; đó là nước này sẽ duy trì tần suất kiểm tra 100% các chỉ tiêu Furazolidone, Enrofloxacin và Sulfadiazine đối với các lô hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Tuy nhiên, theo quy định mới của Luật Vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản, từ tháng 10/2016, Nhật Bản loại bỏ ra khỏi danh sách giám sát các chất Sulfamethoxazole, Sulfadiazine và Chloramphenicol trong tôm nuôi. Mức giới hạn dư lượng tối đa cho phép về hóa chất trong thủy sản (MRL): 46 chất bị cấm của Nhật Bản; Soát xét MRLs của Nhật Bản từ 30/5/2007.

Hàn Quốc

– Sử dụng Mẫu Chứng thư (HC) Hàn Quốc quy định. Đồng thời, tuân thủ mức giới hạn dư lượng tối đa cho phép về hóa chất trong thủy sản (MRLs)

– Các luật cơ bản: Luật thực phẩm chức năng có lợi cho sức khỏe con người, Nghị định của Tổng thống về Luật Thực phẩm chức năng; Quy định thực phẩm chức năng Hàn Quốc, Luật cơ bản về An toàn thực phẩm 2011 Hàn Quốc, Luật Vệ sinh thực phẩm Hàn Quốc 2011, Quy định dán nhãn thực phẩm Hàn Quốc 2003.

– Cục Quản lý Chất lượng Sản phẩm Thủy sản Quốc gia thuộc Bộ Thủy sản Hàn Quốc quy định: Tất cả các loại thủy sản nuôi và hoang dã khi nhập khẩu vào Hàn Quốc phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch do Cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu cấp, bao gồm cả tôm đông lạnh và ướp lạnh ngoại trừ tôm bóc vỏ, bỏ đầu; hàu, nhuyễn thể đông lạnh, kể cả hàng xách tay. Cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc sẽ lấy mẫu ngẫu nhiên các lô hàng thủy sản (thông qua hệ thống tự động truy xuất thông tin nhập khẩu) để xét nghiệm các loại mầm bệnh theo quy định của Tổ chức Thú y Thế giới – OIE (bao gồm các bệnh: Đốm trắng, đầu vàng, Taura, hoại tử cơ, hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu).

– Quy định thực hiện Luật Vệ sinh thực phẩm của Hàn Quốc.

Trung Quốc

– Quy định về quản lý, giám sát chất phụ gia trong thực phẩm.

– Quy định về đăng ký danh sách các cơ sở chế biến thực phẩm xuất khẩu vào Trung Quốc.

– Quy định về giới hạn tối đa kim loại nặng trong thực phẩm.

– Tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm chiên rán.

Ngoài ra, thông tin mạng quản lý phía Trung Quốc yêu cầu, muốn xuất khẩu vào nước này thì nhà máy chế biến phải có code vào Trung Quốc và phải nằm trong danh sách được nước này phê chuẩn. Trong khi, theo quy định của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm và Thủy sản (NAFIQAD) thì chỉ cần nhà sản xuất có trong danh sách được công nhận xuất khẩu sang Trung Quốc; Trong danh sách các sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc, một số chưa được đưa vào danh mục được phép nhập khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc. Ngoài ra, cơ quan thẩm quyền Trung Quốc đã yêu cầu có Chứng nhận kiểm dịch (H/C) của cơ quan thẩm quyền Việt Nam đối với các lô hàng thủy sản nhập khẩu nên nhiều doanh nghiệp, thương lái Trung Quốc đã không hoặc hạn chế thu mua theo con đường tiểu ngạch như trước đây.

Riêng với mặt hàng tôm, yêu cầu của Trung Quốc đối với việc giám sát và lấy mẫu xét nghiệm các loại mầm bệnh trên tôm sú sống vẫn tiếp tục được thực hiện trong tương lai.

>> Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), hiện một số nước như Australia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ả rập Saudi, Mexico, Brazil… hoặc là đã tạm dừng nhập khẩu tôm chưa qua nấu chín hoặc sẽ áp dụng việc lấy mẫu xét nghiệm các bệnh theo quy định của OIE… Điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

You may also like...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *